【nha cai uy tin vip】Thành phố Hồ Chí Minh: 7 giải pháp phát triển kinh tế tri thức
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, ngày 27/1, thay mặt Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, trình bày tham luận “Phát triển kinh tế tri thức - Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn từ TP. Hồ Chí Minh”.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, đúc kết những kinh nghiệm từ thực tiễn thành công của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, TP. Hồ Chí Minh luôn xác định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế tri thức trong định hướng, chiến lược phát triển. Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đã giúp kinh tế TP. Hồ Chí Minh đạt mức tăng trưởng khá cao, nếu không tính năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19, giai đoạn 2016 - 2019 GRDP của TP. Hồ Chí Minh tăng bình quân 7,72%, duy trì vai trò đầu tàu kinh tế của đất nước, đóng góp hơn 22% GDP quốc gia, hơn 26% thu ngân sách cả nước.
Đồng chí Nguyễn Thành Phong cho biết, ở Việt Nam, quan điểm phát triển kinh tế tri thức đã được đề cập, bàn bạc từ các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý… và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau từ những năm đầu thời kỳ đổi mới.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và nhiều văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định vị trí, vai trò kinh tế tri thức trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, rất coi trọng vận dụng các yếu tố của kinh tế tri thức, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ và đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Chính vì vậy, TP. Hồ Chí Minh đề xuất 7 giải pháp trọng tâm phát triển kinh tế tri thức trong thời gian tới, đó là:
Thứ nhất, đổi mới cơ chế, chính sách, tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới phù hợp với sự phát triển nền kinh tế tri thức.
Thứ hai, phát triển mạnh nguồn lao động chất lượng cao, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.
Thứ ba, tăng cường năng lực khoa học - công nghệ quốc gia để có thể tiếp thu, làm chủ, vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học - công nghệ mới nhất của thế giới cần thiết cho phát triển của đất nước, từng bước sáng tạo công nghệ đặc thù của đất nước, xây dựng nền khoa học - công nghệ tiến tiến của Việt Nam.
Thứ tư, đầu tư phát triển mạnh mẽ hạ tầng công nghệ thông tin;
Thứ năm, ban hành các cơ chế, chính sách để hoàn thiện hệ sinh thái khởi nghiệp, hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Thứ sáu, không ngừng cải cách, đổi mới để đảm bảo vai trò dẫn dắt, quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Thứ bảy, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ nguồn ngoại lực, kết hợp nội lực để bắt kịp xu thế phát triển khoa học công nghệ tiên tiến, phục vụ cho mục tiêu hiện đại hóa lực lượng sản xuất của đất nước.
Theo đồng chí Nguyễn Thành Phong, để tiếp tục nâng cao tiềm lực, vai trò và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, phát triển kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu, bảo đảm cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, nước ta là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập Nước, trở thành nước phát triển, thu nhập cao.
Minh Đức - Hoàng Yến
相关推荐
- Thủ tướng: Việt Nam đủ 5 điều kiện để xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế
- Cảnh sát biển xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đã dịch chuyển 100m
- Chuyện về bố mẹ bà Nguyễn Thị Bình
- Australia tuyên bố vài ngày nữa sẽ tìm thấy mảnh vỡ MH370
- Mưa lớn và sạt lở tại các tỉnh, 5 người tử vong hàng trăm ngôi nhà hư hại
- Tình hình Ukraine mới nhất: Khủng hoảng ngày càng trầm trọng
- Đề nghị xóa bỏ quy định khám bệnh
- Báo lá cải sẽ hết thời