88Point88Point

【lịch đấu epl】Triển khai Luật Quản lý Thuế và các văn bản hướng dẫn: Cơ chế xóa nợ thuế chưa phù hợp

trien khai luat quan ly thue va cac van ban huong dan co che xoa no thue chua phu hop

Hoạt động nghiệp vụ tại Hải quan Hà Giang. Ảnh: T.Trang.

Tuy nhiên,ểnkhaiLuậtQuảnlýThuếvàcácvănbảnhướngdẫnCơchếxóanợthuếchưaphùhợlịch đấu epl liên quan đến vấn đề quản lý nợ và quản lý thông tin người nộp thuế, cưỡng chế quyết định hành chính thuế… cần có những sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn hơn.

Xây dựng cơ chế xóa nợ thuế phù hợp

Quy định về xóa nợ thuế là một trong những nội dung được Hải quan các tỉnh, thành phố kiến nghị nhiều nhất. Cục Hải quan Lạng Sơn kiến nghị, cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan cần có những biện pháp cưỡng chế hiệu quả hơn, tăng cường trách nhiệm của các cơ quan tổ chức, cá nhân trong việc phối hợp thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Đồng thời cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải thể, phá sản, tạm ngừng hoạt động của các DN để ngăn chặn hiện tượng trốn tránh thực hiện trách nhiệm nộp thuế truy thu, tiền phạt xử phạt vi phạm hành chính trong công tác kiểm tra sau thông quan.

Đặc biệt cần xem xét lại quy định về các trường hợp được xóa nợ thuế, trong đó yêu cầu cơ quan quản lý thuế phải áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều 93 Luật Quản lý thuế. Đối với quy định này, cơ quan Hải quan không thể thực hiện được do vướng mắc về quyền sở hữu được quy định tại Hiến pháp và trình tự thủ tục thực hiện đối với các trường hợp này hết sức phức tạp.

Bên cạnh đó, Hải quan Lạng Sơn cũng đề nghị mở rộng đối tượng được xóa nợ thuế đối với các khoản nợ thuế trên 10 năm mà cơ quan Hải quan đã thực hiện các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế nhưng không thu hồi được.

Có cùng ý kiến trên, Cục Hải quan Đồng Nai cho rằng, cần có những sửa đổi về trường hợp DN phát sinh các khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt chưa đủ 10 năm mà cơ quan Hải quan đã áp dụng đầy đủ các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế vẫn không thu được tiền. Trong trường hợp chủ DN đã bỏ trốn, mất tích, không có đối tượng để thu hồi nợ thuế, DN đã bị thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề… đề xuất lập hồ sơ xóa nợ (không cần đủ 10 năm).

Còn theo Cục Hải quan Bình Dương và Hà Nội, mặc dù Luật Quản lý thuế đã quy định một số trường hợp được xóa nợ tiền thuế nhưng cũng chưa bao gồm hết những trường hợp phát sinh trong thực tế. Có những trường hợp DN nợ thuế đã quá 10 năm, nhưng cơ quan Hải quan không thể áp dụng hết các biện pháp cưỡng chế theo Luật quy định vì các DN này đã được các cơ quan có thẩm quyền (như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các Khu công nghiệp, UBND tỉnh…) ra quyết định chấm dứt hoạt động hoặc giải thể trước thời điểm Luật có hiệu lực (1-7-2006), dẫn đến cơ quan Hải quan không thể đề nghị xóa nợ với các trường hợp này. Hoặc có những trường hợp nhiều chủ DN nước ngoài bỏ trốn về nước khi chưa hoàn thành nghĩa vụ về thuế.

Từ thực tế trên, hai đơn vị này cùng kiến nghị, cần xây dựng cơ chế xóa nợ thuế phù hợp, đơn giản hóa quy trình xóa nợ tiền thuế, tiền phạt chậm nộp, tiền xử phạt đối với DN mất tích, phá sản, bỏ trốn để vừa tránh thất thu ngân sách, vừa giảm áp lực, thời gian và công sức cho cơ quan quản lý thuế.

Cùng kiến nghị về việc xử lý số tiền nợ thuế quá hạn, nhưng Cục Hải quan Quảng Ninh lại cho rằng, cần nghiên cứu và ban hành quy định xử lý về hình sự đối với các chủ DN nợ thuế cố tình trây ỳ, bỏ trốn, mất tích. Hiện Cục Hải quan Quảng Ninh đang quản lý số tiền nợ thuế quá hạn của nhiều DN qua nhiều năm. Đây là những DN trây ỳ, đã bỏ trốn khỏi địa chỉ kinh doanh. Cơ quan Hải quan đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế, kể cả việc phối hợp với cơ quan Công an thu đòi nợ thuế nhưng không hiệu quả. Quy định hiện hành của pháp luật không cho phép xử lý hình sự chủ DN đối với các trường hợp này. Do vậy, công tác thu hồi nợ thuế gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả không cao.

Có thể thấy, cơ chế xóa nợ thuế là nội dung mà tất cả Hải quan các tỉnh, thành phố đều nêu ra và đề xuất kiến nghị. Đa số ý kiến của Hải quan các tỉnh, thành phố đều cho rằng, cần bổ sung quy định cụ thể việc xóa nợ thuế đối với những khoản nợ khó đòi và mở rộng đối tượng được xóa nợ thuế trên 10 năm mà các cơ quan quản lý thuế đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế nhưng không có hiệu quả.

Cần nâng cấp hệ thống thông tin về người nộp thuế

Theo đánh giá của Hải quan một số tỉnh, thành phố, từ khi Luật Quản lý thuế ra đời, thông tin của người nộp thuế đã được cập nhật đầy đủ, kịp thời và liên tục trên các hệ thống thông tin của ngành Hải quan (Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan, Hệ thống kế toán tập trung, Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS, Hệ thống thông tin quản lý rủi ro), cơ bản đã phục vụ hiệu quả cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ hải quan, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động XNK, XNC.

Tuy nhiên việc kết nối thông tin chung của ngành Tài chính lại chưa được tốt, mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 574/QĐ-BTC về quy chế trao đổi thông tin và phối hợp công tác giữa cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế. Việc trao đổi, cung cấp thông tin còn nhiều bất cập, phải thực hiện qua nhiều cấp, nhiều đơn vị. Hiện chưa có một hệ thống tích hợp chung thông tin của người nộp thuế dẫn đến việc đánh giá tuân thủ của người nộp thuế không đồng nhất (có thể DN được đánh giá là tuân thủ pháp luật thuế, nhưng lại là DN không tuân thủ pháp luật hải quan và ngược lại). Cổng thông tin để khai thác thông tin của người nộp thuế không tra cứu được thông tin vi phạm pháp luật về thuế. Bên cạnh đó, số lượng thông tin trên cổng này còn hạn chế, chất lượng chưa cao, việc trao đổi thông tin chủ yếu xảy ra khi phát sinh những vụ việc cụ thể.

Về vấn đề này, Hải quan một số tỉnh, thành phố kiến nghị, cần xây dựng và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc thu thập, cập nhật, tích hợp thông tin về người nộp thuế để đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu phát sinh trong công việc. Nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các tài liệu liên quan đến biện pháp, kỹ thuật thu thập, xử lý thông tin quản lý thuế, quản lý rủi ro. Đặc biệt, cần xây dựng hệ thống phần mềm quản lý nhằm trao đổi, cung cấp thông tin giữa cơ quan Hải quan và cơ quan thuế các cấp, đáp ứng yêu cầu triển khai của Luật Quản lý thuế.

Một số Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiến nghị, tại Điều 44 Nghị định 83/2013/NĐ-CP đã quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của cơ quan Nhà nước, trong đó có việc cung cấp các thông tin, tài liệu của các bên liên quan cho cơ quan quản lý thuế và ngược lại. Tuy nhiên, chỉ cung cấp khi cơ quan quản lý thuế có yêu cầu, vì vậy có rất nhiều thông tin cần thiết nhưng cơ quan quản lý thuế không biết được đầu mối để cung cấp thông tin và yêu cầu cung cấp thông tin. Ví dụ như thông tin về tài khoản ngân hàng của DN, thường các DN mở rất nhiều tài khoản ở các ngân hàng thuộc các địa phương khác nhau nhưng cơ quan quản lý thuế không biết DN mở tài khoản tại ngân hàng nào để yêu cầu cung cấp. Vì vậy, cần có văn bản quy định cụ thể trách nhiệm của ngân hàng phải thông báo tài khoản của DN cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp (Cục Hải quan, Cục Thuế) quản lý khi đăng ký tài khoản.

赞(4)
未经允许不得转载:>88Point » 【lịch đấu epl】Triển khai Luật Quản lý Thuế và các văn bản hướng dẫn: Cơ chế xóa nợ thuế chưa phù hợp