您的当前位置:首页 > Thể thao > 【tài xỉu 21/4】Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp 正文

【tài xỉu 21/4】Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp

时间:2025-01-12 13:35:27 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

“Về vấn đề cắt giảm các thủ tục hành chính (TTHC) cho doanh nghiệp, người dân, không thể cắt giảm mộ tài xỉu 21/4

Báo Cà Mau“Về vấn đề cắt giảm các thủ tục hành chính (TTHC) cho doanh nghiệp, người dân, không thể cắt giảm một cách máy móc, mà phải đáp ứng 2 yêu cầu đó là kiểm soát được tình hình công tác quản lý và thật sự tạo được sự thuận tiện hơn cho doanh nghiệp, người dân”, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Tổ trưởng Tổ công tác Cải cách hành chính (CCHC) của Thủ tướng Chính phủ, nhấn mạnh tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phiên họp thứ nhất của Tổ công tác, ngày 8/9.

Thẳng thắn chỉ ra nhiều mặt hạn chế trong công tác CCHC đã qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nhấn mạnh sự đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ, nhất là người đứng đầu. (ảnh chụp màn hình trực tuyến)

Với chức năng phối hợp liên ngành, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về cải cách thủ tục hành chính (TTHC), tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao năng lực phản ứng chính sách; Tổ công tác CCHC có nhiệm vụ: Chỉ đạo xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức và Hội đồng Tư vấn cải cách TTHC về cơ chế, chính sách, TTHC là rào cản trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân; nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các sáng kiến, giải pháp thúc đẩy cải cách TTHC, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và nâng cao năng lực phản ứng chính sách. Đồng thời, phân công nhiệm vụ thành viên Tổ phụ trách đối với các địa phương; đặt ra nhiệm vụ của thể của từng bộ, ngành trong công tác CCHC.

Trong đó, đối với nhiệm vụ của các địa phương, thường xuyên đánh giá tác động, thẩm định TTHC tại đề nghị xây dựng dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm TTHC được quy định đúng thẩm quyền, cần thiết, hợp lý và với chi phí tuân thủ thấp nhất; công bố, công khai TTHC trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC; hàng tháng thống kê TTHC được ban hành mới, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ; tiếp nhận, xử lý, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về quy định, TTHC. Đồng thời, kiểm tra, làm rõ hành vi nhũng nhiễu, gây khó khăn trong giải quyết TTHC và chấn chỉnh, xử lý. Định kỳ hàng tháng công khai kết quả đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trên Cổng Dịch vụ công (DVC) Quốc gia, Cổng DVC cấp tỉnh, Cổng thông tin điện tử địa phương.

Đặc biệt, đến hết tháng 9/2023 phải rà soát, tái cấu trúc quy trình TTHC cung cấp trên Cổng DVC Quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết TTHC cấp tỉnh, để cắt giảm các thông tin phải khai báo khi thực hiện DVC trực truyến, bảo đảm cắt giảm ít nhất 20% thông tin phải khai báo, đến tháng 10/2023 phải rà soát, làm sạch Cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC và đến tháng 12/2023 hoàn thành rà soát ít nhất 50% TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý, đề xuất phương án đơn giản hóa tối thiểu 20% TTHC, cắt giảm 20% chi phí tuân thủ TTHC.

Tại điểm cầu Cà Mau, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Luân cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị, địa phương tham gia.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đánh giá, hoạt động của Tổ CCHC có nhiều điểm mới. Trong đó, việc giao nhiệm vụ hết sức cụ thể, có định lượng và có thời gian cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện, đồng thời có phân công cụ thể nhiệm vụ của từng đồng chí phụ trách.

Đề nghị nâng cao vai trò của người đứng đầu, Phó Thủ tướng chỉ rỏ: “Nơi nào các địa phương quyết liệt, quan tâm, đặc biệt là vai trò người đứng đầu thì nơi đó kết quả rất tốt. Và ngược lại, nếu không quan tâm thì cũng chỉ là tính hình thức mà thôi”.

Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn chỉ ra nguyên nhân chậm trong công tác CCHC, bên cạnh nguyên nhân do thể chế còn là vấn đề thói quen, ngại khó thay đổi trong cán bộ.

Việt cắt giảm các TTHC phải thật sự tạo được sự thuận tiện hơn cho người dân, doanh nghiệp. Ảnh: Bộ phận một cửa thị trấn Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi.

“Về vấn đề cắt giảm các TTHC cho doanh nghiệp, người dân, không thể cắt giảm một cách máy móc, mà phải đáp ứng 2 yêu cầu đó là kiểm soát được tình hình công tác quản lý và thật sự tạo được sự thuận tiện hơn cho người dân. Quan trọng nhất là tư duy lãnh đạo và thủ tục “nội bộ” của chúng ta. Đó là sự né tránh, sự phối hợp không tốt giữa bộ, ngành địa phương. Nếu không giải quyết được vấn đề này,  công việc sẽ bị ùn tắc. Do vậy, mong muốn các bộ, ngành địa phương phân cấp mạnh mẽ hơn, để đạt kết quả cao nhất, sát với thực tế mỗi địa phương, đơn vị”.

Với tinh thần “luôn luôn lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, người dân”, Phó Thủ tướng nhắc lại: “Việc thực hiện nhiệm vụ CCHC sẽ được đưa vào kết quả đánh giá cuối năm của các bộ, ngành, địa phương và các đồng chí đứng đầu, đặc biệt thành viên Tổ công tác. Mong các đồng chí hết sức có trách nhiệm. Đề nghị Văn phòng Chính phủ, Thường trực Tổ công tác có ngay văn bản giao việc cho từng bộ ngành, địa phương, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ được giao, từng bước tạo niềm tin cho người dân, doanh nghiệp và bản thân chúng ta để tiếp tục trong thời gian tới”./.

 

Phi Long - Phương Du