Các địa phương trong huyện Phú Tân đang chỉ đạo thực hiện hiệu quả việc phát triển, nhân rộng mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất.
Hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều hình thức nuôi tôm mà người dân lựa chọn thực hiện theo điều kiện kinh tế hộ gia đình, đó là nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh, nuôi tôm quảng canh cải tiến, nuôi tôm quảng canh truyền thống. Mỗi mô hình đều có thế mạnh riêng, trong đó nuôi tôm quảng canh cải tiến được xác định là mô hình sản xuất bền vững. Bởi thực tế cho thấy, mô hình này không đòi hỏi kỹ thuật cao, vốn đầu tư thấp, phù hợp với điều kiện và trình độ sản xuất của nông dân.
Anh Trần Văn Côi (bên phải) mỗi năm thu nhập trên 250 triệu đồng từ mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến.
Trên diện tích đất sản xuất 7 ha, mỗi tháng hộ ông Trần Văn Dũng (57 tuổi, ở ấp Xẻo Ðước, xã Phú Mỹ), thả 40 ngàn con tôm giống nối đuôi nhau, từ đó tháng nào cũng có tôm thu hoạch. Ông Dũng chia sẻ: “Tôi thả tôm giống vào ban đêm, không bị cá ăn, tỷ lệ sống cao. Khi tôm lớn cỡ 60-70 con/kg thì tôi đặt lú, chuyển chúng qua các thửa đất khác, tôm mau lớn. Ðặc biệt, từ trước đến nay tôi không bán tôm dạt”. Bên cạnh đó, 3 tháng 1 lần, ông thả 5 ngàn con cua giống, với mật độ thưa, cua mau lớn và phát triển tốt. Với mô hình nuôi tôm, cua kết hợp, mỗi năm gia đình ông Dũng thu nhập từ 300-600 triệu đồng.
Xác định tôm nuôi thiếu thức ăn cũng như môi trường không ổn định là các yếu tố ảnh hưởng năng suất, qua kinh nghiệm nhiều năm, anh Trần Văn Côi (45 tuổi, ấp Rạch Láng, xã Phú Thuận), tận dụng cỏ dưới ruộng và trên bờ vuông phát rồi chất thành đống, phơi khô, sau đó thả xuống làm thức ăn cho tôm trong quá trình nuôi quảng canh cải tiến. Với kỹ thuật đơn giản này, chẳng những có thức ăn cho tôm nuôi mà còn đảm bảo tốt môi trường nước cho đầm nuôi. Trên diện tích hơn 2 ha, mỗi năm gia đình anh có thu nhập trên 250 triệu đồng. Anh Côi cho biết: “Nuôi tôm hình thức như thế này hiệu quả rất cao, so với lúc trước đạt gấp 5 lần trở lên”.
Ðến nay, huyện Phú Tân có 26.120 ha nuôi tôm quảng canh cải tiến, loại hình này rất phù hợp với điều kiện của nhiều nông dân trong huyện. Thành công từ mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến cho thấy, khi nông dân biết ứng dụng khoa học - kỹ thuật sẽ giảm được rất nhiều rủi ro trong quá trình sản xuất, cũng như bảo vệ môi trường và tạo ra sản phẩm tôm có chất lượng cao. Theo đó, dần thay thế cách nuôi tôm truyền thống năng suất thấp, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân./.
Phan Anh
【atlas – tigres】Nhân rộng mô hình hay
人参与 | 时间:2025-01-27 01:19:55
相关文章
- Đồng won Hàn Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong gần 16 năm
- Khai mạc Tuần Văn hóa Việt Nam tại Campuchia năm 2024
- Bắt kẻ giết người sau 37 năm trốn truy nã
- Bắt băng nhóm cho vay lãi suất 360%, đòi người vay 'thế chấp' ảnh khỏa thân
- Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- Tóm gọn thanh niên mới ra tù đã đi cướp tài sản
- Phát hành thành công 1.500 tỷ đồng trái phiếu truyền tải điện
- SeABank tài trợ vốn mua máy bay Airbus cho Vietnam Airlines
- Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp chậm, trốn đóng BHXH
- Bắt giữ đối tượng giết tài xế xe ôm công nghệ
评论专区