游客发表

【nhận định tunisia】Tổng cục Hải quan: Giải đáp về phân tích giám định hàng hóa

发帖时间:2025-02-04 01:27:42

tong cuc hai quan giai dap ve phan tich giam dinh hang hoa

Công chức Hải quan Lạng Sơn kiểm tra mặt hàng thép NK. Ảnh: H.NỤ

TheổngcụcHảiquanGiảiđápvềphântíchgiámđịnhhànghónhận định tunisiao Công ty địa ốc cáp điện Thịnh Phát, DN thường xuyên NK dây thép với số lượng nhiều, mỗi lần NK đều phải thực hiện cắt mẫu 1 giám định, mất thời gian và phát sinh chi phí, do đó, đề nghị Tổng cục Hải quan xem xét miễn giảm thủ tục giám định đối với các lô hàng dây thép của DN.

Về việc này, theo Tổng cục Hải quan, việc kiểm tra, giám định chất lượng thép NK được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN ngày 31-12-2013 của liên Bộ: Công Thương - Khoa học và Công nghệ. Theo đó, việc miễn, giảm thủ tục giám định cho mỗi lô hàng thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương. Tổng cục Hải quan đề nghị DN liên hệ với Bộ Công Thương để được hướng dẫn cụ thể.

Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam thắc mắc, theo quy định DN phải lấy mẫu phân tích phân loại hàng hóa XK theo yêu cầu của cơ quan Hải quan khi mở tờ khai và thời gian nhận kết quả phân tích mẫu khoảng 15 ngày. Sau khi có kết quả phân tích phân loại hàng hóa của cơ quan Hải quan, DN lại phải đối chiếu với Chứng thư giám định về chất lượng, khối lượng mà DN đã khai khi thực xuất (khai lần 2) để tiếp tục làm tờ khai bổ sung, sửa đổi (lần 3) về số tiền thuế. DN lý giải, trường hợp nếu số thuế phát sinh tăng thêm thì DN còn phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế. Để tạo thuận lợi, DN đề nghị Bộ Tài chính xem xét quy định nên có chính sách ưu tiên cho các DN đã có thâm niên làm công tác XNK không vi phạm về việc nộp thuế, chấp hành tốt các quy định, nộp thuế đầy đủ thì được nộp thuế sau khi có đầy đủ các thủ tục giấy tờ xác định chính xác về khối lượng, chất lượng, kết quả phân tích phân loại hàng hóa. Việc nộp thuế được thực hiện nộp một lần trong vòng 30 ngày kể từ khi mở tờ khai thông quan. Nếu trường hợp bắt buộc phải nộp thuế XK trước khi thông quan thì đề nghị Bộ Tài chính không thu “tiền chậm nộp tiền thuế” trong trường hợp số thuế bổ sung phát sinh tăng và giảm bớt các thủ tục giấy tờ khi DN phải kê khai bổ sung.

Về phản ánh của DN, Tổng cục Hải quan tiếp thu ý kiến và sẽ trình Bộ Tài chính đưa vào dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư số 128/2013/TT-BTC theo hướng: Sau khi có thông báo của cơ quan Hải quan về kết quả giám định, phân loại, số thuế phải nộp, người khai hải quan thực hiện khai bổ sung thông tin trên hệ thống, gửi đến cơ quan Hải quan, nộp thuế, không phải tính tiền chậm nộp hoặc được hoàn trả số tiền thuế nộp thừa (nếu có) theo quy định.

Tổng cục Hải quan nhấn mạnh, việc không phải nộp tiền chậm nộp sẽ được thực hiện khi Thông tư sửa đổi Thông tư số 128/2013/TT-BTC có hiệu lực.

Để tránh khai sai thuế NK, Công ty TNHH Sơn AKZO NOBEL Việt Nam đề nghị, Tổng cục Hải quan có một quy định rõ ràng hướng dẫn nhân viên Hải quan thực hiện đúng yêu cầu giám định nguyên liệu hóa chất mới tại Trung tâm Phân tích phân loại miền Nam để xác nhận HS Code và thuế NK chính xác từ đầu.

Về vấn đề này, Tổng cục Hải quan đã có Công văn số 7486/TCHQ-PTPL ngày 6-12-2013 thông báo Danh mục các mặt hàng chưa tiếp nhận phân tích phân loại tại Trung tâm Phân tích phân loại và các Chi nhánh phân tích phân loại (Danh mục này được cập nhật theo năng lực và phát triển trang bị kỹ thuật của Trung tâm). Theo đó, đối với mặt hàng mà các đơn vị phân tích phân loại thuộc Tổng cục Hải quan chưa đủ điều kiện phân tích thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục mới được đưa mẫu hàng đến các cơ quan, tổ chức giám định bên ngoài để phân tích như Trung tâm 3 hoặc đơn vị giám định khác.

Do vậy, để Công ty TNHH Sơn AKZO NOBEL VN biết mặt hàng NK của mình có được lấy mẫu để phân tích phân loại tại Chi nhánh Phân tích phân loại khu vực phía Nam hay không, Tổng cục Hải quan đề nghị, DN gửi văn bản hỏi trực tiếp đến Chi nhánh Phân tích phân loại khu vực phía Nam để có trả lời cụ thể về vấn đề này.

Trong trường hợp hàng XNK của DN thuộc phạm vi tiếp nhận phân tích phân loại của Trung tâm Phân tích phân loại, nhưng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục yêu cầu gửi giám định tại cơ quan, tổ chức giám định không thuộc Tổng cục Hải quan thì đề nghị DN phản ánh từng trường hợp cụ thể để Tổng cục Hải quan chấn chỉnh.

Công ty TNHH BOX-PAK Việt Nam cho biết, theo quy định mới thì kết quả phân tích, phân loại hàng hóa do Tổng cục Hải quan ban hành không quy định cụ thể về thời gian nhận trả kết quả. Do vậy, DN kiến nghị, cơ quan Hải quan nên quy định thời gian trả kết quả phân tích, phân loại trong 15 ngày áp dụng thông báo qua hệ thống điện tử để giảm thời gian chờ đợi DN.

Trả lời về thắc mắc này của DN, Tổng cục Hải quan cho biết, Thông tư 128/2013/TT-BTC quy định thời gian đối với trả lời kết quả phân tích là 10 ngày và đối với phân loại là 10 ngày kể từ khi nhận được thông báo kết quả phân tích, như vậy, thời gian quy định trả kết quả phân tích, phân loại đã được quy định cụ thể là 20 ngày đối với 1 mẫu. Trường hợp hồ sơ phân tích phân loại có từ 2 mẫu hàng hóa trở lên hoặc mẫu hàng hóa phức tạp, cần phải thêm thời gian phân tích, trong thời hạn không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận mẫu hàng hóa và hồ sơ thì Trung tâm có văn bản gửi Chi cục nơi có yêu cầu phân tích nêu rõ lý do và dự kiến ngày trả lời thông báo kết quả phân tích. Như vậy, quy trình ra thông báo kết quả phân tích phân loại đã được quy định cụ thể và ấn định thời gian phải trả lời kết quả phân tích, phân loại.

Việc kiến nghị thời gian trả kết quả phân tích, phân loại trong 15 ngày áp dụng thông báo qua hệ thống điện tử để giảm thời gian, theo Tổng cục Hải quan thì dự thảo Thông tư hướng dẫn Phân loại, phân tích, trưng cầu giám định để phục vụ phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa XNK được xây dựng theo hướng giảm thời gian trả kết quả phân tích, phân loại so với hiện hành.

Hiện tại, Tổng cục Hải quan đã xây dựng phần mềm customslab.vn và đang hoàn thiện để cho phép các DN có mẫu hàng hóa yêu cầu phân tích phân loại truy cập xem thông tin trả lời kết quả phân tích, phân loại trong quý I-2015.

    热门排行

    友情链接