欢迎来到88Point

88Point

【bóng đá đan mạch】Cả nước phát hiện 400 vụ mua bán người mỗi năm

时间:2025-01-10 00:01:17 出处:World Cup阅读(143)

ht

Toàn cảnh hội thảo.

Thông tin tại hội thảo "Rà soát,ảnướcpháthiệnvụmuabánngườimỗinăbóng đá đan mạch đánh giá chính sách pháp luật và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về", do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức, ngày 11/9.

Theo báo cáo của Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, trong thời gian qua tình hình tội phạm hình sự, tội phạm mua bán người tại Việt Nam có những diễn biến hết sức phức tạp và rất nghiêm trọng, với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Nạn nhân chủ yếu bị đưa ra nước ngoài bán (chiếm trên 80%), trong đó mua bán sang Trung Quốc chiếm trên 75%, còn lại bán sang các nước bạn Lào, Campuchia, Thái Lan và các nước khác.

Trung bình hàng năm toàn quốc phát hiện khoảng 400 vụ mua bán người, nạn nhân trong các vụ mua bán người chiếm trên 90% là phụ nữ, trẻ em gái với độ tuổi phổ biến từ 15 – 30 tuổi. Thủ đoạn chủ yếu là các đối tượng sử dụng sự phát triển của công nghệ thông tin qua các trang mạng xã hội (zalo, facebook, viber), sử dụng nick, hình ảnh đại diện giả... để tiếp cận, lừa gạt những cô gái mới lớn thích ăn chơi đưa đòi, trình độ văn hóa thấp... để môi giới lấy chồng nước ngoài hoặc đưa đi tìm việc có thu nhập cao.

Cũng trong 6 tháng đầu năm 2018, lực lượng chức năng đã điều tra khởi tố 54 vụ/87 đối tượng mua bán người; viện kiểm sát nhân dân các cấp đã truy tố 65 vụ/132 bị can; tòa án nhân dân các cấp thụ lý 70 vụ/ 141 bị cáo. Đã xác minh, giải cứu tiếp nhận trên 700 trường hợp, trong đó có hơn 200 trường hợp được xác định là nạn nhân bị mua bán, còn lại là những người nhập cảnh, di cư trái phép.

Theo ông Nguyễn Văn Tráng, Phó trưởng phòng Phòng Phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm mua bán người, Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an, hiện nay công tác phòng chống mua bán người vẫn còn một số vướng mắc. Trong đó, dù Bộ luật Hình sự 2015 quy định Điều 150 về tội mua bán người và Điều 151 về tội mua bán người dưới 16 tuổi song đến nay, vẫn chưa có văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện các điều luật trên.

Cùng với đó, hiện chưa có lực lượng chuyên trách làm công tác phòng, chống tội phạm mua bán người ở địa phương, phần lớn là kiêm nhiệm. Kinh phí phục vụ cho công tác này còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu. Đặc biệt, nạn nhân sau khi bị lừa bán trở về ít trình báo, bất hợp tác với cơ quan công an vì các lí do như mặc cảm, sợ bị trả thù dẫn đến công tác xác minh, điều tra thu thập chứng cứ xử lí đối tượng gặp nhiều khó khăn...

Từ những thực tế trên, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm mua bán người, ông Tráng cho rằng cần sớm nghiên cứu, rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật có liên quan về phòng, chống mua bán người, nhất là văn bản liên quan đến các lĩnh vực xuất khẩu lao động, cho nhận con nuôi, kết hôn với người nước ngoài. Cùng với đó là thực hiện có hiệu quả việc trao trả, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng.

Cũng thừa nhận đúng là hệ thống pháp luật về vấn đề này khá hoàn chỉnh, tuy nhiên khi triển khai ở thực tiễn vẫn còn nhiều bất cập, ông Lê Đức Hiền – Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng, cần sớm bổ sung, hoàn thiện khung pháp luật. Đáng chú ý là việc sửa đổi nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội năm 2005 theo hướng miễn trừ trách nhiệm hành chính cho nạn nhân bị mua bán trong một số trường hợp như bán dâm, xuất nhập cảnh trái phép...

Về mức hỗ trợ cho người mua bán trở về, ông Hiền khẳng định, Bộ LĐ-TB&XH sẽ tham mưu cho Chính phủ để nâng mức hỗ trợ, bổ sung một số chế độ chính sách khác cho những đối tượng này để họ tái hòa nhập cộng đồng./.

Mai Đan

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: