【bảng sếp hạng ý】Mở rộng thêm cánh cửa đón vốn ngoại

时间:2025-01-25 19:00:19来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Việc ban hành Danh mục quốc gia Các dự ánkêu gọi đầu tưnước ngoài giai đoạn 2021-2025 chính là cách để mở rộng thêm nữa cánh cửa nhằm đón dòng vốn ngoại vào đúng những lĩnh vực mà Việt Nam mong muốn.

Điều này càng có ý nghĩa hơn khi cùng thời điểm Danh mục được ban hành,ởrộngthêmcánhcửađónvốnngoạbảng sếp hạng ý Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đang có chuyến công du châu Âu và đã có những thông điệp quan trọng gửi các nhà đầu tư nước ngoài. Rằng, Việt Nam luôn coi trọng và đánh giá cao khu vực đầu tư nước ngoài và sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thành công bền vững tại Việt Nam.

Chuyến công du châu Âu của Thủ tướng Chính phủ, với lịch trình dày đặc các hoạt động tiếp lãnh đạo nhiều tập đoàn lớn, cộng thêm các sự kiện được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tại Anh, Pháp, hứa hẹn sẽ có thêm những cam kết mới đầu tư vào Việt Nam.

Tất nhiên, mọi chuyện là không dễ, nhất là khi cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng “nóng” ở khu vực châu Á. Càng khó hơn nếu muốn hướng các nhà đầu tư tìm đến đúng những dự án mà Việt Nam mong muốn kêu gọi đầu tư ở tầm quốc gia.

Trong 157 dự án ghi trong Danh mục giai đoạn 2021-2025, lĩnh vực hạ tầng giao thông có nhiều dự án nhất (34 dự án), quy mô đầu tư cũng rất cao (hầu hết trên 1 tỷ USD). Các dự án còn lại ở các lĩnh vực như hạ tầng khu công nghiệp, khu kinh tế; hạ tầng năng lượng; hạ tầng công nghệ thông tin; hệ thống xử lý rác, nước thải; hạ tầng giáo dục và y tế; hạ tầng văn hóa, thể thao, du lịch; lĩnh vực sản xuất và dịch vụ…

Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên, Việt Nam xây dựng danh mục dự án để xúc tiến đầu tư ở tầm quốc gia, bởi trước đó, việc kêu gọi đầu tư thông qua danh mục chưa như kỳ vọng khi chỉ một số ít nhà đầu tư lựa chọn dự án ghi trong danh mục để đầu tư. Đơn cử với Danh mục quốc gia Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020 (ban hành từ giữa năm 2014), chỉ 26% trong số 127 dự án được hiện thực hóa. Trong số này, vẫn còn những dự án chưa triển khai xong.

Rõ ràng, dù Danh mục quốc gia Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài cho đến nay vẫn là một trong những tài liệu xúc tiến đầu tư cần thiết để mời gọi, quảng bá môi trường đầu tư của Việt Nam và định hướng cho các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội, nhưng hiện còn nhiều việc phải làm để biến kế hoạch thành hiện thực, để Việt Nam có thể thu hút nhiều hơn dự án đầu tư vào đúng những lĩnh vực mong muốn.

Xây dựng hồ sơ cụ thể cho từng dự án - phần việc mà Chính phủ đang giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện - là một chuyện. Có lẽ, cần thêm cả cơ chế, chính sách được “may đo” riêng, nhất là với các dự án quy mô lớn, lên tới hàng tỷ USD. Cần đổi mới cả cách xúc tiến đầu tư, không “đại trà” như lâu nay, mà có thể cần đến tận “đại bản doanh” của các tập đoàn lớn để mời chào, xúc tiến.

Và quan trọng hơn hết, là tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, chuẩn bị sẵn hạ tầng cơ sở, về đất đai, về năng lượng, về nhân lực… để chào đón nhà đầu tư đến đặt cứ điểm sản xuất.

Thời gian qua, đặc biệt là sau khi Covid-19 bùng phát, khi dòng vốn đầu tư có xu hướng dịch chuyển, Việt Nam đã rất nỗ lực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đón dòng vốn này, song đã có khuyến nghị rằng, Việt Nam cần tích cực và nhanh chân hơn nữa trong cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài. 

Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ để đón “đại bàng” đã được thành lập; các cơ chế ưu đãi đặc biệt đã được ban hành, nhưng cần sớm khơi thông những “điểm nghẽn” cố hữu. Một trong số đó là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bởi thực tế từng có hai dự án tỷ USDtrong lĩnh vực công nghệ cao, trong đó có dự án của Tập đoàn AT&S (Áo) đã không chọn Việt Nam chỉ vì lo thiếu nhân lực chất lượng cao.

Có một điểm thuận lợi cho Việt Nam. Đó là gần đây, xu hướng phục hồi của dòng đầu tư toàn cầu ngày càng rõ hơn. Nửa đầu năm 2021, vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu đạt 852 tỷ USD, cao hơn dự kiến. Triển vọng đầu tư toàn cầu không chỉ trong xu hướng tăng, mà còn tiếp tục chuyển dịch sang khu vực châu Á. Nếu nhanh chóng nắm bắt cơ hội, thì dòng vốn nước ngoài sẽ vào mạnh hơn và có thêm đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

相关内容
推荐内容