Vươn mình rực rỡ bên dòng sông Sài Gòn trĩu nặng phù sa, hlivescore trực tiếp bóng đá thiên đường quýt hồng trái chín mọng, vàng ươm, trĩu cành của gia đình ông Trương Tâm Trạng, ở ấp Sóc 5, xã Tân Hiệp, cách trung tâm xã khoảng 6km. Vườn quýt rộng 5 ha với 3,5 ha quýt hồng, còn lại là quýt đường của vợ chồng ông Trạng là điểm đến mới lạ, hấp dẫn du khách thập phương. Để có được vườn quýt sum suê, đều trái đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo, sự tảo tần, cùng với kiến thức, kinh nghiệm của những nông dân lành nghề nơi đây. Bà Phạm Thị Út, chủ vườn cho biết: “Tôi trồng cây quýt hồng theo kỹ thuật áp dụng ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp thì thấy ở Tân Hiệp, Hớn Quản đạt năng suất cao, cho trái ngọt đậm hơn. Tôi thấy ở Lai Vung trồng quýt kết hợp phát triển du lịch nên năm nay quyết định làm du lịch ở đây để quảng bá đến mọi người”. Để có được những cây quýt trĩu quả, vàng rực đòi hỏi đôi bàn tay tỉ mỉ, khéo léo của người chăm sóc Theo bà Út, chất đất ở miền Tây đang ngày càng xấu đi do ảnh hưởng xâm nhập mặn và đất ngày càng bị thoái hóa, trong khi ở vùng đất đỏ bazan Đông Nam Bộ nói chung, Bình Phước nói riêng đất rất giàu dinh dưỡng, trù phú. Chủ vườn đã khéo léo tận dụng những ưu đãi do thiên nhiên ban tặng từ dòng sông hiền hòa mang nhiều dinh dưỡng, đã khiến trái quýt nơi đây thêm dư vị ngọt ngào. Vườn quýt đã đem đến cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc. Bà Út cho biết thêm: “Du khách nào đến vườn cũng rất thích, họ reo lên phấn khích “vườn quá đẹp!”, mô hình nhìn giống phong cảnh ở nước ngoài. Các cô gái đến đây thích bắc cầu tre đi qua để chụp hình. Thấy khách thích thú, tôi rất vui. Khách du lịch còn nói tôi mở rộng quy mô mô hình này và đa dạng hơn nhưng năm nay tôi thăm nắm thị trường, năm sau sẽ tính tiếp”. Mở cửa đón khách từ tết dương lịch, đến nay, vườn quýt hồng của bà Út đã đón khoảng 100 khách du lịch. Bạn Lê Bích Phương ở thị trấn Tân Khai, huyện Hớn Quản, khách du lịch bày tỏ: “Lần đầu đến thưởng ngoạn vườn quýt, em cảm thấy ở đây rất mới lạ, rất đẹp. Hy vọng lần sau chúng em có thể dẫn các bạn đến tham quan và cùng đi du lịch với người thân trong gia đình”. Ngót nghét nửa thế kỷ cùng cha ông gìn giữ nghề trồng quýt từ vùng đất Lai Vung, ông Trạng đưa cây quýt hồng đến Bình Phước đã 1 thập kỷ. Ước tính mỗi năm, ông thu được 90 tấn quýt hồng, 60 tấn quýt đường trên 1 ha. Với giá bán 50 ngàn đồng/kg quýt hồng, 30 ngàn đồng/kg quýt đường, ông thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm. Đối với quýt hồng, ông Trạng thu hoạch trước 28 tết vì khách hàng ưa chuộng vẻ rực rỡ của trái chín, họ mua để thờ cúng ông bà, tổ tiên. Còn vườn quýt đường trĩu trái được giữ trên cây đến rằm tháng giêng, ông mới thu hoạch. Ông Trạng chia sẻ: “Mong muốn của tôi là sau này huyện Hớn Quản trở thành vương quốc quýt hồng, thu hút khách thập phương tới tham quan, du lịch. Tôi mong sau này nói đến quýt hồng Hớn Quản sẽ có logo, đặc trưng riêng. Trong dịp tết, quýt này bán ở Sài Gòn rất được giá. Màu của quýt hồng tượng trưng cho sự may mắn trong dịp tết hay đầu năm mới tràn đầy niềm tin và hạnh phúc”. Đó cũng là niềm tin mà chủ nhân khu vườn xinh đẹp gửi gắm đến mọi người, mọi nhà về một cái tết sum vầy, một năm mới ấm no. Nếu chúng ta đang băn khoăn với câu hỏi tết giữa đại dịch này làm gì, ở đâu để hạn chế nguy cơ dịch bệnh bùng phát thì có lẽ đây là một trong những lựa chọn phù hợp để cùng đoàn viên bên gia đình, người thân trong những ngày tết cổ truyền ấm áp của dân tộc. |