Đại diện Bộ GD&ĐT lý giải việc nhiều thí sinh đạt 9,ísinhđiểmmônvẫntrượtđạihọcBộGDĐTlýgiảxếp hạng vô địch đức5 điểm/môn có thể trượt đại học năm nay.
Bên lề hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 diễn ra sáng nay, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn lý giải nguyên nhân điểm chuẩn theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT của nhiều trường đại học năm nay tăng cao.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng, các thông tin về ngành, trường ngày càng minh bạch, rõ ràng. Do đó, các trường có chất lượng đào tạo tốt, nhu cầu nhân lực cao sẽ được nhiều thí sinh quan tâm.
“Một số ngành chỉ tiêu không nhiều nhưng cả vùng lớn tập trung cũng có thể đẩy điểm chuẩn lên cao. Ngoài ra, điều này còn phụ thuộc vào việc đảm bảo công bằng giữa các phương thức tuyển sinh",Thứ trưởng phân tích.
Nếu các phương thức tuyển sinh đảm bảo công bằng, đề thi phân hóa rõ, việc điểm chuẩn cao không có gì bất thường. Tuy nhiên nếu không đảm bảo công bằng, thí sinh vào bằng phương thức nào đó dễ dàng hơn thì Bộ cần phân tích kỹ hơn.
Về việc nhiều thí sinh đạt 9,5 điểm/môn nhưng không trúng tuyển vào nhiều ngành khối C, Thứ trưởng Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT cũng đã có đánh giá, dự báo từ đầu khi so sánh phổ điểm 2 năm qua và thấy có nhích lên. Với các trường uy tín, chất lượng, sự cạnh tranh càng thấy rõ.
"Điểm chuẩn vào các trường Sư phạm tăng cao là tín hiệu đáng mừng, cho thấy nhu cầu xã hội với đội ngũ nhà giáo, giáo viên phổ thông rất rõ, nhất là ở một số môn như Lịch sử, Địa lý",Thứ trưởng nhấn mạnh.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT phân tích thêm, những năm qua, với việc tự chủ đại học, các trường được tự chủ về phương thức tuyển sinh và có trách nhiệm làm rõ việc sử dụng các phương thức xét tuyển để đảm bảo công bằng giữa các nhóm đối tượng.
“Những năm qua, việc xét tuyển sớm được dành số lượng chỉ tiêu tương đối lớn, cũng ảnh hưởng đến số lượng chỉ tiêu theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho điểm chuẩn tăng cao trong một số năm qua”,PGS Thủy nói.
Với xu hướng như vậy, theo vụ trưởng cần có sự điều chỉnh để các trường tạo sự công bằng cho thí sinh khi tham gia vào các phương thức xét tuyển khác nhau. Đây cũng là điểm quan trọng trong việc điều chỉnh quy chế tuyển sinh sắp tới.
Tính đến chiều 19/8, khoảng 200 trường đại học công bố điểm chuẩn xét tuyển 2024, trong đó ngành cao điểm nhất là Sư phạm Lịch sử và Sư phạm Ngữ văn của trường Đại học Sư phạm Hà Nội với 29,3 điểm (trung bình 9,76 điểm mỗi môn).
Điều này cũng tương tự ở các trường sư phạm hay đại học đa ngành có đào tạo nhóm ngành giáo viên. Với các trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội hay Sư phạm Hà Nội 2 (Vĩnh Phúc), Sư phạm Thái Nguyên, Sư phạm Huế, điểm đầu vào cao nhất đều trên 28, gần chạm mốc 29.
Điểm chuẩn ngành Sư phạm tăng cao bởi nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, năm nay số thí sinh khối C tăng khoảng 20.000 so với năm 2023. Trong khi đó, số lượng thí sinh đạt điểm xuất sắc còn tăng "kinh hoàng". Ở mức điểm 27, năm 2023 có 6.041 thí sinh, năm 2024 số lượng thí sinh đạt mức điểm này tăng gấp 4 lần. Số lượng thí sinh đạt 28 điểm tăng gấp 6 lần năm 2023, 29 điểm tăng hơn 10 lần. Số lượng thí sinh từ trên 29 điểm đến 30 điểm năm 2024 tăng hơn 54 lần năm 2023.
Thứ hai, theo thống kê của Bộ GD&ĐT, số nguyện vọng đăng ký vào nhóm ngành Sư phạm năm nay tăng 85% so với năm ngoái. Đặc biệt như trường Đại học Sư phạm Hà Nội và TP.HCM, Sư phạm Hà Nội 2, mức tăng khoảng gấp đôi.
Trong khi đó, chỉ tiêu được Bộ siết chặt, chỉ tương đương năm ngoái, so với năm trước nữa thì giảm mạnh, một phần do nhiều tỉnh, thành không đặt hàng đào tạo giáo viên theo Nghị định 116 (năm 2020).
Đó là 2 nguyên nhân khiến điểm chuẩn nhiều ngành, nhiều trường khối Sư phạm tăng chóng mặt. Không ít trường năm trước có điểm chuẩn thường thường bậc trung thì năm nay có ngành 9,5 điểm mỗi môn vẫn rớt.
Minh Khôi