Giảm giá thầu 0,óithầumáyphátđiệnBệnhviệnSảnNhiKiênGiangSốcvìgiátrúngthầungấtngưởkết quả vô địch bóng đá hà lan373% - tỷ lệ đáng quan ngại Sau khi bài “Gói thầu máy phát điện Bệnh viện Sản Nhi Kiên Giang: Bất đồng về kết quả chấm kỹ thuật” được đăng tải trên Báo Đầu tư online - Baodautu.vn đã thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả, mà hầu hết là các nhà thầuvà giới kinh doanh chuyên ngành trong Hội Máy phát điện. Luồng tâm trạng bao trùm độc giả là sửng sốt và “sốc”, bởi khi có thêm thông tin về giá trúng thầu cao đến độ bất thường. Thông báo số 04/TB - TN về kết quả đấu thầugói thầu mua sắm máy phát điện dự phòng 1.000 KVA thuộc Dự ánĐầu tư xây dựng Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Kiên Giang (gửi tới các nhà thầu ngày 31/8/2017), với kết quả đấu thầu đã được Sở Y tế tỉnh Kiên Giang ra quyết định phê duyệt. Theo đó, nhà thầu trúng thầu là Công ty TNHH Thương mại Nhơn Hoà với giá trúng thầu 13,7458 tỷ đồng, loại hợp đồng trọn gói, thời gian thực hiện 106 ngày. Với giá trúng thầu nêu trên, tỷ lệ giảm thầu của gói này là 0,373% so với giá gói thầu. Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn xin dẫn lại một vài ý kiến để độc giả tham khảo. Độc giả Lãng Du đang làm việc tại Toàn Thịnh Phát Power bình luận: “Chi phí gói thầu được quá cao. Với 13 tỷ đồng chắc mua được 2 con máy CAT (Caterpillar CAT) có cùng công suất 1.000 KVA”; độc giả Phú Minh Đỗ cho rằng, giá trúng thầu nâng lên hơn 100% giá thị trường, gần bằng giá dự toán; Độc giả Phạm Quân thì bình luận: "2 máy 1.000 KVA hàng hiệu Original, hoà đồng bộ và bao luôn hệ thống cách âm, nhiên liệu giá 11 tỷ đồng khách hàng còn chê đắt. Vậy mà mua 1 máy (CGM Gruppi Elttrogeni Srl) tốn 13 tỷ đồng thì không tưởng"... Cần nhắc lại rằng, năm 2015, tại Dự án Bệnh viện Đa khoa thị xã Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp), máy phát điện công suất liên tục 1.000 KVA, công suất dự phòng 1.100KVA kèm trọn bộ phụ kiện có động cơ Cummins (Hoa Kỳ) có giá 3,3 tỷ đồng. Diễn biến mới? Như Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn đặt nghi vấn xoay quanh 2 nội dung chính yếu là tính xác thực của chứng chỉ ISO 9001: 2015 và các chứng nhận đào tạo về lắp ráp, vận hành và bảo trì cho nhân lực chủ chốt. Về vấn đề này, đại diện nhà thầu Nhơn Hoà cam kết cung cấp cho Báo Đầu tư tài liệu để bảo vệ quan điểm của họ, nhưng sau 2 lần lỗi hẹn, nhà thầu Nhơn Hoà vẫn chưa cung cấp được bất cứ tài liệu, chứng cứ nào. Trong khi đó, nhà thầu Sáng Ban Mai vẫn tiếp tục chờ các cơ quan chức năng xác minh chứng chỉ ISO 9001: 2015 và các chứng nhận đào tạo về lắp ráp, vận hành và bảo trì cho nhân lực chủ chốt. Về nghi vấn Công ty cổ phần Chứng nhận VCA - đơn vị cấp chứng chỉ ISO cho nhà thầu Nhơn Hoà - chưa được đăng ký và cấp giấp phép hoạt động chứng nhận theo quy định của Bộ Khoa học và Công nghệ, phía nhà thầu Sáng Ban Mai cho biết, họ đang chờ văn bản phúc đáp từ Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng. Cùng với thắc mắc trên, Thương vụ Việt Nam tại Italia sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm và phúc đáp việc xác nhận tính hợp pháp các chứng nhận đào tạo về lắp ráp, vận hành và bảo trì cho nhân lực chủ chốt từ Tập đoàn CGM Gruppi Elttrogeni Srl (Italia). Lãnh đạo nhà thầu Sáng Ban Mai cho biết, ngoài sai sót ở nội dung thương hiệu “Prekins” và thương hiệu “Perkins”, họ còn phát hiện thêm lỗi liên quan tới 2 nhãn hiệu Iveco và FPT. “Cụ thể, trong các giấy chứng nhận đề cả 2 nhãn hiệu này với tư cách độc lập, song thực tế chỉ có 1 nhãn nhiệu FPT tồn tại. Lý do là, nhãn hiệu Iveco đã được thâu tóm bởi một thương vụ mua bán - sáp nhập và đổi thành nhãn hiệu FPT”, vị lãnh đạo Sáng Ban Mai cho biết. Trước các thông tin được Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn nêu lên, chủ đầu tưDự án (Ban quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng thuộc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang) đã chỉ đạo tư vấn đấu thầu rà soát lại quá trình chấm thầu, yêu cầu nhà thầu Nhơn Hoà giải trình các nghi vấn Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn nêu và sẽ có thông tin hồi đáp. Chủ Đầu tư dự án (Sở Y tế tỉnh Kiên Giang) cũng đã gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kiên Giang công văn và toàn bộ hồ sơ đề nghị cơ quan này rà soát lại toàn bộ quá trình đấu thầu và hướng dẫn chủ đầu tư thực hiện đúng pháp luật quy định. |