当前位置: 当前位置:首页 > World Cup > 【ket qua bong da peru】Góp thêm vị ngọt cho đời 正文

【ket qua bong da peru】Góp thêm vị ngọt cho đời

2025-01-10 01:32:39 来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh 点击:201次

Giữa dòng đời xuôi ngược,ịngọtchođờket qua bong da peru bộn bề, chợt nhận ra quanh ta còn rất nhiều người tốt. Những việc làm ý nghĩa của họ như tia nắng ấm, mang niềm vui đến cho mọi người, để tết thêm vui, xuân thêm đậm tình...

Vợ chồng ông Vẻ mừng, vì khi trường xây xong, học sinh của xã có điều kiện học tập tốt hơn.

“Cô Mười nạng gỗ” lo việc làm cho người lành lặn

Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp gặp cô Nguyễn Thị Mười, ở ấp Đông Thuận, xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, người phụ nữ khuyết tật, nhưng giàu nghị lực. Phải bước đi trên đôi nạng gỗ, nhưng cô là chủ một cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bằng lục bình, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Chia sẻ về cơ duyên đến với nghề, cô Mười tâm sự: “Hồi đó, học hết lớp 11, tôi đã xin đi học nghề đan lục bình tại Công ty Cổ phần Artex Đồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp). Sau thời gian học nghề và làm việc tại công ty, thấy nghề đan lục bình ở địa phương có nguồn nguyên liệu dồi dào, nhiều chị em phụ nữ có thể làm được. Năm 2002, tôi chủ động đề xuất với công ty được phối hợp để nhận gia công sản phẩm tại nhà”.

Cô Mười chống nạng gỗ đến tận nhà chị em hỗ trợ cách làm sản phẩm mới.

Với 8 năm kinh nghiệm làm việc tại công ty, nhờ chịu khó học hỏi, cô Mười đã tạo được lòng tin để công ty hỗ trợ giao khung, nguyên liệu và thu sản phẩm mỗi tháng. Sau khi về mở cơ sở tại nhà, cô Mười còn chủ động dạy nghề cho lao động nữ có nhu cầu học nghề tại địa phương, đặc biệt là những lao động lớn tuổi.

Cơ sở đan lục bình của cô Mười tạo việc làm cho khoảng 60 lao động tại địa phương. Trung bình, mỗi lao động sẽ có thu nhập khoảng 1-3 triệu đồng/tháng tùy theo số lượng sản phẩm làm được. Sản phẩm chủ yếu là hàng xuất khẩu, mẫu mã khá đa dạng, mỗi khi công ty giao mẫu khung mới, cô sẽ đến tận nhà để hướng dẫn cặn kẽ cho từng chị em.

Nhờ được học nghề đan lục bình từ cô Mười, bà Lê Thị Cam, 56 tuổi, ở ấp Đông Thuận, xã Đông Thạnh, từ chỗ thất nghiệp đã có nguồn thu nhập ổn định. Bà Cam chia sẻ: “Hết tuổi lao động, lại phải ở nhà cơm nước, rồi giữ cháu nữa, nên đâu có làm được gì để có thu nhập. Từ hồi học và làm nghề đan lục bình, tôi kiếm được thêm vài chục ngàn đồng mỗi ngày, đỡ đần phần nào cho mấy đứa con”.

Sinh ra và lớn lên như bao đứa trẻ bình thường khác, nhưng năm lên 3 tuổi sau cơn sốt bại liệt, đôi chân của cô Mười bắt đầu teo nhỏ và không thể đi đứng được nữa. Lên 6 tuổi, dù rất khó khăn trong việc đi lại nhưng cô vẫn muốn đến trường đi học. Hiểu mong muốn của con, gia đình đã tạo điều kiện cho cô đến trường như bao bạn bè, nhưng bấy giờ, đường sá còn khó khăn, vì vậy, mỗi ngày cô phải bơi xuồng hoặc bò cầu khỉ để đi học. Khi lên đến THPT do trường cách nhà gần 10km, đường sá đi lại không thuận tiện, các anh chị trong nhà bắt đầu thay phiên nhau đưa đón cô đến lớp. Học hết lớp 11, không muốn làm gánh nặng cho gia đình, cô đi học nghề. Từ đây, cuộc đời cô Mười rẽ sang trang mới. Cô Mười bộc bạch: “Còn nhớ ngày đầu tiên làm ra sản phẩm, dù chỉ được trả tiền công hơn 10.000 đồng, nhưng tôi mừng lắm vì biết rằng mình có thể tự lo cho bản thân được. Cũng từ đó, tôi luôn nhắc nhở mình phải cố gắng nhiều hơn”.

Ngoài mở cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho lao động địa phương, được sự vận động của Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, cô Mười còn thành lập nhóm phụ nữ tiết kiệm. Hiện nhóm có 50 thành viên tham gia, với số vốn tiết kiệm được khoảng 650 triệu đồng. Trong đó, đã có 30 hội viên được vay vốn để phát triển kinh tế thông qua mô hình trồng trọt, chăn nuôi, mua bán nhỏ… mỗi người được vay từ 20-30 triệu đồng. Cô còn vận động chị em phụ nữ đang làm tại cơ sở tham gia “Nhóm phụ nữ tham gia tiết kiệm tham gia BHYT, BHXH tự nguyện”. 

Chị Nguyễn Thị Cẩm Chân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Châu Thành, cho biết: “Cô Mười là một trong những tấm gương sáng, về phụ nữ khuyết tật có ý chí phấn đấu vươn lên trong cuộc sống đáng được biểu dương của huyện. Thông qua cơ sở của cô, đã góp phần giải quyết việc làm rất hiệu quả cho lao động nữ tại địa phương”.

Hiến “vàng” đổi chữ cho con cháu

“Tấc đất, tấc vàng”, vậy mà ông Bùi Văn Vẻ, ở ấp Bình Hòa, xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, đã tự nguyện hiến hơn 8.800m2 đất đang canh tác, để xây dựng Trường Tiểu học Phương Phú 2.

Niềm vui đầu xuân khi ban giám hiệu nhà trường cùng bà con đến thăm gia đình ông Vẻ (bìa trái).

Gần 9 công đất bây giờ không phải là tài sản nhỏ với bất kỳ ai. Biết chúng tôi đang tò mò nguyên nhân tặng đất xây trường, ông Vẻ cười nói: “Tiền mình kiếm rất khó nhưng xài cũng hết, còn đất mình tặng xây trường học thì còn mãi mãi. Có trường, cho con cháu được học cái chữ lo tương lai”. Cùng chung suy nghĩ và luôn ủng hộ ông thực hiện nghĩa cử cao đẹp đó là bà Võ Thị Phụng, 62 tuổi, vợ ông. Bà Phụng chia sẻ: “Trước đây, hoàn cảnh gia đình hai vợ chồng tôi còn khó hơn bây giờ, nghèo đến nỗi lo cái ăn, cái mặc đã khó nói gì đến học hành. Cả 4 đứa con 2 trai, 2 gái của tôi không có điều kiện học tập đến nơi đến chốn. Các con chỉ học được có tới lớp 2, lớp 3 đã ở nhà phụ cha mẹ. Tôi nhớ cuộc sống khó nhất là năm 2000, gia đình không có công đất nào, đi làm mướn cũng không ai thuê, vợ chồng con cái dắt díu nhau lên Bình Dương làm công nhân lò gạch. Dành dụm, tích góp sau gần chục năm lao động vất vả mới mua được 9 công đất. Tôi tính đất đó mua để dành dưỡng già khi mình đã hết sức lao động”.

Năm 2008, hai vợ chồng ông Vẻ trở về lại quê và canh tác trên 9 công đất mình mua được, trồng trọt đủ thứ: mía, đồ rẫy, tràm… thu nhập khá ổn định. Nhưng hàng ngày đưa rước các cháu đến trường, tận mắt chứng kiến việc học tập khó khăn của học sinh ở 2 điểm phụ trong ấp khi phòng lớp ọp ẹp, không sân chơi… ông đã về bàn với vợ và các con tự nguyện hiến phần đất của mình cho trường xây dựng phòng lớp mới.

Đứng nhìn dãy phòng học kiên cố đang được xây dựng, ông Nguyễn Hải Triều, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phương Phú 2, phấn khởi: “Với vị trí đất đẹp và rộng, nằm ngay mặt tiền nếu ông để sử dụng cho mục đích khác sẽ sinh nhiều lợi nhuận nhưng vì con cháu, ông đã không nghĩ tới lợi ích của bản thân. Ông chỉ mong học sinh được học tập trong môi trường tốt nhất”.

Trường Tiểu học Phương Phú 2 sau khi xây dựng xong 8 phòng học tại điểm này sẽ dồn và xóa 2 điểm phụ trong ấp đã xuống cấp nặng về học tại đây. Đây là nền tảng để trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào năm 2024.

Câu chuyện ông Vẻ hiến đất xây trường cho học sinh xã có nơi học tập tốt nhất càng làm cho không khí ngày xuân thêm rộn ràng, ấm áp. Dáng người nhỏ, làn da rám nắng vì hàng ngày vẫn phải đi đốn mía mướn để lo kinh tế gia đình, nhưng đôi mắt ông Vẻ luôn sáng ngời niềm vui hạnh phúc khi đứng nhìn ngôi trường khang trang đang dần hình thành từng ngày trên mảnh đất mình hiến tặng cho nhà trường. Ông Vẻ chia sẻ: “Tôi thấy vui khi lớn tuổi rồi mình vẫn còn làm được việc có ích cho xã hội. Tôi mong con cháu chăm ngoan học giỏi. Vì chỉ có học, con cháu mới xây dựng được tương lai, mới có cuộc sống tốt đẹp hơn”.

Khiếm khuyết không cản trở sự vươn lên của người phụ nữ giàu nghị lực.

Phải bước đi trên đôi nạng gỗ, nhưng cô Mười là chủ một cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ bằng lục bình, giải quyết nhiều việc làm cho lao động địa phương. Cơ sở đan lục bình của cô Mười tạo việc làm cho khoảng 60 lao động tại địa phương. Trung bình, mỗi lao động sẽ có thu nhập khoảng 1-3 triệu đồng/tháng.

 

Ông Vẻ nói: “Tiền mình kiếm rất khó nhưng xài cũng hết, còn đất mình tặng xây trường học thì còn mãi mãi. Có trường, cho con cháu được học cái chữ lo tương lai”.

 

MỸ XUYÊN - CAO OANH

作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜