【soi kèo trận indonesia】Thanh lọc cổ phiếu và quản trị rủi ro là “kim chỉ nam” để vượt các “con sóng”

时间:2025-01-11 07:10:33来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá

Đây là nhận định về diễn biến các nhóm ngành,ọccổphiếuvàquảntrịrủirolàkimchỉnamđểvượtcácconsósoi kèo trận indonesia cổ phiếu trên thị trường chứng khoán (TTCK) năm 2022 được các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) đưa ra trong một báo cáo mới phát hành gần đây.

Tại báo cáo này, BSC cũng đưa ra một số yếu tố và chủ đề, luận điểm đầu tư có thể ảnh hưởng đến TTCK trong năm 2022. Các chuyên gia của BSC cho rằng, các chủ đề, luận điểm đầu tư này không chỉ đã và đang xảy ra trong năm 2021 - 2022 mà sẽ là chủ đề đầu tư trọng điểm xuyên suốt trong giai đoạn 2023 - 2025.

Nhiều cổ phiếu sẽ được trợ lực từ tăng trưởng kinh tế và đầu tư công

Các chuyên gia của BSC dự báo, tăng trưởng kinh tế năm 2022 sẽ quay về mức 6,6% ở kịch bản cơ bản, từ đó sẽ kéo theo sự phục hồi của các ngành nghề lĩnh vực kinh tế. Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tháng 11 và 12/2021 đều duy trì trên ngưỡng 52 điểm, cấu phần chính như sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh cho thấy tín hiệu phục hồi được duy trì. Tỷ lệ bao phủ vắc-xin ở mức cao sẽ là một trong các yếu tố hỗ trợ giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh có thể tiếp tục duy trì, tránh trạng thái đứt gãy chuỗi sản xuất.

Dòng vốn nhà đầu tư cá nhân tiếp tục là nhân tố dẫn dắt TTCK Việt Nam năm 2022. Năm 2021 đánh dấu một kỷ lục mới với số lượng tài khoản mở mới đạt hơn 1,5 triệu tài khoản mở mới, gấp 1,5 lần so với tổng số tài khoản mở mới giai đoạn 2016-2020. BSC cho rằng xu hướng trên vẫn tiếp tục diễn ra trong giai đoạn trung và dài hạn và tiềm năng từ thị trường vẫn còn rất lớn; do vậy, xu hướng chuyển dịch đầu tư sang TTCK chỉ mới ở giai đoạn khởi trào.

Theo dự báo của World Bank, Việt Nam vẫn tiếp tục là nước duy trì được mức tăng trưởng GDP cao nhất trong hai năm tới so với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Đi kèm theo đó, niềm tin và sức mua tiêu dùng dần phục hồi và tầng lớp trung lưu tăng nhanh tiếp tục là động lực cho triển vọng lạc quan của các nhóm ngành tiêu dùng bán lẻ.

Cũng theo BSC, gói kích thích kinh tế, đặc biệt trong đó là gói đầu tư công sẽ là khung sườn cho kế hoạch phục hồi kinh tế của Chính phủ trong giai đoạn 2022 - 2023. Tổng giá trị gói kích thích kinh tế phê duyệt ước khoảng 347.000 tỷ đồng, tương đương chỉ mới chiếm khoảng 4,1% GDP, trong đó gói đầu tư hạ tầng chiếm 1,3% GDP.

Các chuyên gia của BSC đánh giá quy mô gói kích thích kinh tế không lớn so với quy mô gói kích thích kinh tế của các nước phát triển (khoảng 25% GDP) hoặc các nước Đông Nam Á (khoảng 15% GDP), tuy nhiên điểm then chốt để đạt được tính hiệu quả tối ưu lại nằm ở yếu tố tốc độ giải ngân nhanh có thể giúp cho doanh nghiệp bước đầu vượt qua khó khăn, qua đó hỗ trợ nền kinh tế sớm phục hồi.

BSC dự báo tổng giá trị giải ngân đầu tư công năm 2022 sẽ đạt 526.106 tỷ đồng (+4,7% so với năm 2021) và năm 2023 sẽ đạt 540.300 tỷ đồng (+3,6%). Điểm mà BSC kỳ vọng là tỷ lệ thực hiện giải ngân đầu tư công sẽ quay về mức trên 90% với sự quyết tâm cũng như chính sách tương đối rõ ràng từ Chính phủ.

Theo các số liệu thống kê và tổng hợp từ BSC, cơ cấu đầu tư công sẽ tập trung vào xây dựng hạ tầng giao thông liên vùng và các cửa ngõ kết nối vùng khu công nghiệp, cảng biển là trọng điểm với tổng giá trị tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 389 nghìn tỷ đồng. Điều này sẽ giúp giải quyết nút thắt về giao thông hạ tầng - vốn đã là điểm yếu cố hữu trong vài năm gần đây khi không đáp ứng theo kịp tốc độ đô thị hóa. Theo đó, các chi phí logistics cũng như chi phí chung của nền kinh tế sẽ giảm đáng kể, giúp thu hút tốt hơn FDI và bắt lấy cơ hội trở thành trung tâm của khu vực Đông Nam Á – châu Á trong làn sóng dịch chuyển chuỗi sản xuất từ phía Trung Quốc.

Do vậy, các nhóm ngành được BSC kỳ vọng được hưởng lợi trực tiếp bao gồm xây dựng và vật liệu xây dựng. “Chúng tôi tin rằng việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông sẽ giải quyết “nút thắt cổ chai” về vận chuyển, kết nối, từ đó giúp các nhóm ngành bất động sản thương mại và khu công nghiệp, cảng biển có thể được hưởng lợi gián tiếp” – chuyên gia của BSC cho hay.

Vốn ngoại sẽ đảo chiều, hàng từ cổ phần hóa được bổ sung

Các chuyên gia của BSC cho rằng, dòng vốn nước ngoài sẽ nghịch đảo lại xu hướng bán ròng năm 2021 nhờ vào cơ hội nâng hạng TTCK năm 2024. Năm 2021 được coi là năm bản lề quan trọng trong việc thay đổi về cấu trúc cũng như chất lượng hướng đến giai đoạn phát triển mới của TTCK với Luật Chứng khoán sửa đổi, Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mới có hiệu lực. Riêng trong năm 2022, các sản phẩm mới dự kiến lần lượt sẽ được chính thức triển khai như hệ thống giao dịch mới, T+0, hợp đồng tương lai cổ phiếu riêng lẻ, chỉ số VNX 200, chứng chỉ lưu ký.

Thanh lọc cổ phiếu và quản trị rủi ro là “kim chỉ nam” để vượt các “con sóng”

Theo lộ trình BSC dự kiến, thị trường Việt Nam dự kiến sẽ được thêm vào danh sách theo dõi của MSCI sau kỳ đánh giá tháng 6/2023 và có khả năng chính thức nâng hạng trong năm 2024. Theo đó, BSC kỳ vọng các dòng tiền nước ngoài dự kiến sẽ dần quay trở lại để đón đầu sự kiện trên và tương quan hấp dẫn giữa mức tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp, cũng như định giá để TTCK Việt Nam tiến lên một dấu mốc cao hơn.

Thanh lọc cổ phiếu và quản trị rủi ro là “kim chỉ nam” để vượt các “con sóng”

Cũng theo đơn vị này, hoạt động thoái vốn nhà nước liệu sẽ sôi động hơn trong năm 2022 sau 2 năm trầm lắng? Hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước đi qua năm 2020 và 2021 với màu sắc ảm đạm khi tiến độ thoái vốn tại nhiều doanh nghiệp chững lại. Trong năm 2021, số doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa là 89 doanh nghiệp, tổng giá trị thoái vốn thu về đạt 4.402 tỷ đồng.

“Chúng tôi cho rằng, Chính phủ sẽ đẩy mạnh công tác thoái vốn trong năm 2022. Điều này cũng sẽ giúp cho Chính phủ có thêm nguồn thu hỗ trợ vốn cho việc giải ngân các dự án đầu tư công trong giai đoạn 2023 - 2025. Một số công ty có khả năng thoái vốn cao trong năm 2022: BMI, FPT, SAB, NTP, với tổng giá trị thoái vốn khoảng 1,7 tỷ USD” – chuyên gia của BSC phân tích và cho biết thêm./.

相关内容
推荐内容