您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【tỷ lệ kèo bd tv】Gỡ “nút thắt” để chuyển giao doanh nghiệp về SCIC 正文

【tỷ lệ kèo bd tv】Gỡ “nút thắt” để chuyển giao doanh nghiệp về SCIC

时间:2025-01-25 00:11:46 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Liên quan đến vấn đề có hay không việc “bán vốn nhà nước để tiêu”, ông Hoàng Văn Thu, Phó Cục trưởng tỷ lệ kèo bd tv

go nut that de chuyen giao doanh nghiep ve scic

Liên quan đến vấn đề có hay không việc “bán vốn nhà nước để tiêu”,ỡnútthắtđểchuyểngiaodoanhnghiệpvềtỷ lệ kèo bd tv ông Hoàng Văn Thu, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, nếu không rõ cơ chế hoạt động của SCIC thì nhận định “bán vốn nhà nước để tiêu” sẽ rất nguy hiểm. Cơ chế hoạt động của SCIC có nghị định của Chính phủ quy định, trong đó bảo toàn vốn nhà nước khi SCIC tiếp nhận, phần chênh lệch còn lại SCIC mới được đầu tư. Do vậy, không phải lo ngại vấn đề “bán vốn nhà nước để tiêu”.

Trì hoãn chuyển giao

Liên quan đến vấn đề có hay không việc “bán vốn nhà nước để tiêu”, ông Hoàng Văn Thu, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, nếu không rõ cơ chế hoạt động của SCIC thì nhận định “bán vốn nhà nước để tiêu” sẽ rất nguy hiểm. Cơ chế hoạt động của SCIC có nghị định của Chính phủ quy định, trong đó bảo toàn vốn nhà nước khi SCIC tiếp nhận, phần chênh lệch còn lại SCIC mới được đầu tư. Do vậy, không phải lo ngại vấn đề “bán vốn nhà nước để tiêu”.

Theo Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM), việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN từ các bộ, UBND cấp tỉnh về SCIC là giải pháp quan trọng trong quá trình cơ cấu lại khu vực DN nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, công bằng giữa các loại hình DN. Chính vì vậy, thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã nhiều lần có ý kiến chỉ đạo, yêu cầu SCIC và các bộ, UBND cấp tỉnh thống nhất danh sách DN và thực hiện chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu. Song trên thực tế, việc chuyển giao còn diễn ra chậm.

Ông Nguyễn Hồng Hiển, Phó Tổng giám đốc SCIC cho biết, việc chuyển giao DN dù đã được Thủ tướng “đốc thúc” nhưng kết quả còn thấp, đặc biệt từ giai đoạn 2009 đến nay. Nguyên nhân là do nhiều bộ, địa phương chưa quan tâm đúng mức và chỉ đạo sát sao việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN về SCIC. Một số bộ, địa phương trì hoãn việc chuyển giao hoặc chỉ chuyển giao một số ít DN trên tổng số DN thuộc đối tượng chuyển giao. Bên cạnh đó, các bộ, UBND tỉnh, thành phố chậm phê duyệt quyết toán vốn nhà nước tại thời điểm DN chính thức chuyển thành công ty cổ phần (quyết toán vốn nhà nước lần 2); chậm xử lý các tồn tại về tài chính trước cổ phần hóa nên chưa đủ điều kiện chuyển giao vốn theo quy định. Trên thực tế, theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP (Nghị định 59) về chuyển DN 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần và điểm e, Điều 5 Nghị quyết 40/2015/NQ-CP thì thời hạn quyết toán vốn lần 2 là 60 ngày kể từ ngày công ty chính thức chuyển thành công ty cổ phần.

Tuy nhiên, từ phía các bộ, địa phương lại cho rằng, việc chậm chuyển giao DN về SCIC lại có những lý do khác. Ông Đỗ Thái Hưng, Vụ Quản lý DN (Bộ Giao thông vận tải) cho hay: “Việc làm này phục vụ DN và quản lý vốn nhà nước tốt hơn nhưng DN có muốn như vậy không? Một số DN cũng chưa muốn chuyển giao ra khỏi bộ quản lý ngành, vì nơi đấy thấu hiểu mình (tức DN- PV) hơn, tạo điều kiện tốt hơn về mặt thị trường cho DN thì tại sao phải chuyển giao”. Đây cũng là ý kiến của bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Vụ trưởng – Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển DN (Bộ Công Thương). Ngoài ra, từ thực tế thực hiện chuyển giao DN, bà Hoa cũng chia sẻ thêm về khó khăn đối với việc cổ phần hóa DN trước khi chuyển giao. Ví dụ như trường hợp của Tổng Công ty Thép Việt Nam đã cổ phần hóa từ năm 2008 nhưng sau 9 năm vẫn chưa thực hiện quyết toán cổ phần hóa. Trong khi đây là DN có nhiều đơn vị thành viên, có nhiều đất đai, DN gặp vướng mắc vô cùng khi thực hiện theo Quyết định 09/2007/QĐ-TTg về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước.

“Chúng tôi đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ để đôn đốc DN quyết toán thực hiện cổ phần hóa nhưng đến nay sau 6 tháng vẫn chưa nhận được ý kiến của Thủ tướng về việc quyết toán cổ phần hóa”, bà Hoa nói.

Gỡ "nút thắt"

Từ thực tế nêu trên, vị đại diện của Bộ Công Thương cho rằng, khi có thông tin sửa Nghị định 59 theo hướng bàn giao nguyên trạng “chúng tôi rất đồng tình”. Tức là dù có tồn tại khách quan từ hoạt động sản xuất - kinh doanh của DN thì SCIC vẫn tiếp nhận chuyển giao DN. Cùng có đề xuất về Nghị định 59, ông Hiển kiến nghị sửa đổi bổ sung một số nội dung tại Nghị định 59 và Thông tư 118/2014/TT-BTC theo hướng đối với các tập đoàn, tổng công ty và DN nhà nước đã hoàn thành cổ phần hóa thuộc đối tượng bàn giao về SCIC thì thực hiện chuyển giao ngay, không chờ phê duyệt quyết toán vốn lần 2. Sau khi tiếp nhận, SCIC tiếp tục phối hợp với các cơ quan quyết định cổ phần hóa thẩm tra báo cáo tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đây có lẽ cũng là vấn đề Bộ Tài chính lưu ý. Trong một cuộc hội thảo liên quan đến vấn đề chuyển giao DN về SCIC mới đây, ông Hoàng Văn Thu, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, hiện nay, trong Nghị định 151/2013/NĐ-CP, Thông tư 118 của Bộ Tài chính, quy định cụ thể về đối tượng, quy trình chuyển giao DN về SCIC. Trong quá trình chuyển giao cũng có một số thực tiễn địa phương phản ánh với Thủ tướng. Sau khi Chính phủ ban hành nghị định sửa đổi Nghị định 151, Bộ Tài chính sẽ dự thảo thông tư thay thế Thông tư 118 theo hướng đẩy nhanh tiến độ bàn giao trong đó có các giải pháp về mặt kĩ thuật, quy trình. “Với tư cách là đơn vị chủ trì, chúng tôi rất muốn lắng nghe ý kiến của các bộ, địa phương vướng gì về kĩ thuật, quy trình cần sửa đổi của Thông tư 118”, ông Thu nói. Trên thực tế, theo Thông tư 118, về mặt kỹ thuật bắt buộc sau khi cổ phần hóa các cơ quan phải quyết toán xong phần vốn tại thời điểm có sản xuất kinh doanh thì mới thực hiện bàn giao. Qua thực tế cổ phần hóa và quyết toán vốn tại DN, các bộ, ngành rất chậm do vướng mắc xử lý tồn tại về vấn đề tài chính. Đây sẽ là một trong những nội dung trong bản dự thảo nghị định thay thế Nghị định 151.

Thông tin thêm về hướng sửa đổi Nghị định 151, ông Thu cho hay, trên tinh thần đề nghị của địa phương và chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tài chính đã bổ sung một số nội dung tại dự thảo nghị định thay thế Nghị định 151 trong đó, có điểm nổi bật là bổ sung 2 đối tượng không thuộc diện chuyển giao là DN xổ số kiến thiết địa phương và các nông lâm trường. Những đơn vị này ảnh hưởng đến ổn định kinh tế - xã hội của các địa phương cũng như sắp xếp đất đai ở địa phương. Các DN công ích có doanh thu 3 năm liên tục trên tỷ trọng 50% tiếp tục để lại để đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội cho địa phương.