【kết quả bóng đá mexico liga de expansion】Chuyển đổi số là “xương sống” cho sự phát triển trong bối cảnh bất định

时间:2025-01-12 00:45:45 来源:88Point
Chuyển đổi số,ểnđổisốlàxươngsốngchosựpháttriểntrongbốicảnhbấtđịkết quả bóng đá mexico liga de expansion doanh nghiệp vừa và nhỏ nên bắt đầu từ đâu?
Muốn hoạt động quy mô lớn, doanh nghiệp phải chuyển đổi số
“Cuộc đua sinh tử” về chuyển đổi số của doanh nghiệp bán lẻ
0744 img 2439
Hội thảo Chuyển đổi số trong bối cảnh bất định. Ảnh: H.Dịu

Ngày 12/9, tại Hà Nội, Viện Ngân hàng – Tài chính (Đại học Kinh tế quốc dân) phối hợp cùng Tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp V-Startup tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Chuyển đổi số trong bối cảnh bất định: Nắm bắt cơ hội – Vượt qua thách thức”.

Theo dự thảo Đề án chuyển đổi số quốc gia do Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, quá trình chuyển đổi số Việt Nam sẽ thực hiện 3 giai đoạn: Từ năm 2020 đến hết năm 2022 là giai đoạn tăng tốc, tập trung đẩy nhanh số hóa các lĩnh vực, ngành công nghiệp; chuyển đổi số nền kinh tế, chuyển đổi số xã hội và chuyển đổi số cơ quan nhà nước. Giai đoạn từ năm 2023 đến hết năm 2025 tập trung chuyển đổi số để nâng cao năng suất lao động, tạo ra các nguồn lực tăng trưởng mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tiếp đó, trong giai đoạn chuyển đổi bắt đầu từ năm 2026 đến hết năm 2030, chuyển đổi số Việt Nam sẽ hướng tới phát triển một nền kinh tế số, xã hội số toàn diện.

Theo GS.TS. Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân, chuyển đổi số được xem là “xương sống” và trở thành xu thế không thể cưỡng lại của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và những bối cảnh bất định đang phải đối mặt.

Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thy Nga, chuyên gia truyền thông chính sách V-Startup cho rằng, đối với doanh nghiệp, chuyển đối số mang lại rất nhiều lợi ích như thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban, tăng sự minh bạch và hiệu quả trong quản trị, tối ưu hóa năng suất, nâng cao khả năng cạnh tranh… Đối với các cơ quan nhà nước, chuyển đổi số giúp việc quản lý trở nên linh hoạt hơn, giúp thay đổi tư duy trong cách xây dựng chính sách…

Thực tế cho thấy, xu hướng chuyển đổi số đã hình thành từ lâu, nhưng kể từ đầu năm 2020, với bối cảnh diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên phạm vi toàn cầu đã khiến nhiều ngân hàng và doanh nghiệp buộc phải đẩy mạnh việc tìm kiếm các giải pháp trong chuyển đổi số nhằm duy trì hoạt động của mình.

Thị trường hiện đã có nhiều dịch vụ mới phát triển mạnh mẽ, có thể kể đến như: Thương mại điện tử; Tiếp thị điện tử; Sự kiện ảo; Giáo dục trực tuyến và từ xa; Hợp tác và hội họp từ xa; Công cụ theo dõi công việc từ xa...

Nhưng các chuyên gia tại hội thảo cho rằng, việc thay đổi mô hình kinh doanh hay cách thức vận hành không hề đơn giản.

Các số liệu thống kê cho thấy, không chỉ những doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả những tập đoàn đa quốc gia cũng có thể phải trả một giá đắt nếu đưa ra những quyết định sai lầm trong quá trình chuyển đổi số.

Theo bà Nguyễn Thy Nga, Việt Nam đã khởi động chuyển đổi số khá sớm. Nhưng tăng tốc chuyển đổi số cần có một chiến lược hành động đồng bộ từ Chính phủ lẫn khối doanh nghiệp. Ba yếu tố chính cần quan tâm và có kế hoạch hành động gấp rút hơn, bao gồm: đảm bảo hạ tầng kết nối Internet tốc độ cao; cần có cơ chế ưu đãi riêng cho nhóm doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (SME); quan tâm đến kỹ năng và an toàn số…

Đối với các doanh nghiệp, ông Nguyễn Việt Long, Công ty Ernst & Young Consulting Việt Nam cho rằng, để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp cần có chiến lược và lộ trình rõ ràng. Cụ thể như cần xây dựng, gắn kết chuyển đổi số với mục tiêu kinh doanh, thiết lập cơ chế quản lý, đưa ra các giải pháp, sáng kiến linh hoạt, hiệu quả hơn…

推荐内容