游客发表

【kết quả hạng 2 nauy】Chủ tịch nước: Việt Nam chung nhịp đập sẻ chia, hợp tác, cùng thắng đại dịch

发帖时间:2025-01-10 07:57:35

Chiều 22/9/2021 (theo giờ New York,ủtịchnướcViệtNamchungnhịpđậpsẻchiahợptáccùngthắngđạidịkết quả hạng 2 nauy tức rạng sáng 23/9 giờ Việt Nam), trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có bài phát biểu quan trọng tại diễn đàn trọng thể này. 

Trong bài phát biểu, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra nhiều ý kiến đánh giá lớn cùng các đề xuất cụ thể nhằm thúc đẩy hợp tác đa phương với Liên hợp quốc là trung tâm và lấy luật pháp quốc tế làm nền tảng, để cùng ứng phó với các thách thức toàn cầu phức tạp như chiến tranh, xung đột, tranh chấp tài nguyên, biến đổi khí hậu và đặc biệt là đại dịch Covid-19 đang tác động tiêu cực đến hoà bình, an ninh và phát triển trên toàn thế giới.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc (Ảnh: Vietnamplus.vn)

Chủ tịch nước cho rằng vấn đề cấp bách nhất hiện nay là cần kiểm soát đại dịch Covid-19 thông qua hợp tác quốc tế, nhất là ưu tiên cung cấp vaccine cho những nước có tỷ lệ tiêm chủng còn thấp, đồng thời tạo điều kiện để các nước đang phát triển hợp tác sản xuất và tham gia chuỗi cung ứng vaccine.

Trước những tác động sâu sắc của đại dịch làm bộc lộ rõ những yếu kém của hệ thống quản trị toàn cầu, Chủ tịch nước cho rằng cần nỗ lực trên tinh thần tự cường của mỗi quốc gia, dựa trên sự hợp tác và liên kết của tất cả các quốc gia, để từ đó có thể biến các thách thức thành những cơ hội cho phát triển thông qua đẩy nhanh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và sức tự cường của nền kinh tế. Đây cũng là cơ hội để các quốc gia chuyển đổi xanh, thúc đẩy phát triển bền vững thông qua các nỗ lực giảm thiểu và xử lý các tác động tiêu cực đang ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu.

Tuy nhiên, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh những nỗ lực này sẽ không thể mang lại kết quả nếu không có môi trường hoà bình, an ninh, ổn định ở mỗi quốc gia, khu vực và thế giới. Chủ tịch nước cho biết Việt Nam và các nước thành viên ASEAN đang nỗ lực tăng cường vai trò trung tâm của Hiệp hội trong duy trì hòa bình, an ninh và thịnh vượng tại Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương; chia sẻ tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế về tầm quan trọng của duy trì hoà bình, ổn định, bảo đảm an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông; yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có hành động làm phức tạp tình hình, giải quyết hoà bình các tranh chấp, khác biệt trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; thực thi đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) và hướng đến hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) thực chất và hiệu lực, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982.

Chia sẻ về tình hình Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nêu bật khát vọng của dân tộc Việt Nam xây dựng đất nước hùng cường, với Nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân, khơi dậy lòng yêu nước mãnh liệt, ý chí quật cường, khối đại đoàn kết và phát huy năng lực đổi mới sáng tạo của toàn dân tộc.

Chủ tịch nước khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả, là thành viên tích cực, đóng góp trách nhiệm vào nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã nỗ lực thúc đẩy đối thoại, hợp tác, cùng nhiều sáng kiến quan trọng trên cương vị Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021, tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc.

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng mặc dù chặng đường phía trước còn nhiều gian nan, song Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẽ cùng người dân trên toàn thế giới chung nhịp đập sẻ chia, yêu thương, hợp tác để cùng nhau sớm chiến thắng đại dịch, xây dựng một thế giới hòa bình, phát triển phồn vinh, người dân hạnh phúc.

Ngay sau phát biểu của Chủ tịch nước, các bạn bè quốc tế đã đến gặp gỡ và chúc mừng Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bày tỏ chia sẻ và đánh giá cao bài phát biểu. Nhiều bạn bè quốc tế cho rằng, bài phát biểu của Chủ tịch nước đã truyền tải thông điệp mạnh mẽ về hình ảnh đất nước Việt Nam năng động, đổi mới, khát vọng phát triển, yêu chuộng hoà bình, đóng góp tích cực, trách nhiệm và hiệu quả vào công việc chung của Liên hợp quốc.

Chủ tịch nước đề nghị xoá bỏ rào cản cung ứng vaccine

Tiếp đó, nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, trưa ngày 22/9/2021 (theo giờ New York), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự và phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh với chủ đề “Chấm dứt đại dịch Covid-19 và xây dựng lại tốt hơn” do Tổng thống Hoa Kỳ chủ trì tổ chức nhân dịp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76. Đây là Hội nghị có ý nghĩa quan trọng đối với các nỗ lực phòng chống dịch trên phạm vi toàn cầu trong thời gian tới.

Do thời gian Hội nghị có hạn, chỉ có Lãnh đạo cấp cao một số nước phát biểu tại Hội nghị, nhiều nhà Lãnh đạo cấp cao khác được mời gửi thông điệp ghi hình để phát trên trang mạng của Ban tổ chức sau Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có Lãnh đạo một số tổ chức quốc tế, quỹ toàn cầu, tập đoàn lớn đang tham gia và đóng góp tích cực vào phòng chống Covid-19 tại nhiều nước trên thế giới.

Hội nghị tập trung thảo luận và đưa ra các cam kết mạnh mẽ của các nhà Lãnh đạo cấp cao, các tổ chức quốc tế và khu vực tư nhân về tiêm chủng vaccine rộng rãi cho người dân trên thế giới, bảo vệ tính mạng con người và xây dựng lại an ninh y tế toàn cầu tốt hơn trong thời gian tới. Đáng chú ý là các cam kết sẽ bảo đảm ít nhất 70% dân số thế giới ở tất cả các quốc gia thuộc các nhóm có thu nhập khác nhau được tiêm vaccine đầy đủ trước Phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tháng 9 năm 2022; bảo đảm tất cả các quốc gia thu nhập thấp hoặc thu nhập trung bình thấp có thể tiếp cận đầy đủ ô-xy, đồ bảo hộ cá nhân và phương pháp điều trị hiệu quả trong năm 2021 và phương pháp điều trị tiên tiến trong năm 2022 để bảo vệ tính mạng cho người dân; bảo đảm nguồn tài chínhbền vững cho an ninh y tế thông qua việc thiết lập một Quỹ tài chính với mức khởi đầu mong muốn khoảng 10 tỷ USD trong năm 2021 và thành lập một Hội đồng về các hiểm họa sức khoẻ toàn cầu.

Phát biểu tại Hội nghị quan trọng này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong ứng phó dịch bệnh, bảo vệ sinh mạng và sức khoẻ của người dân phải là ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều đó, cần hành động quyết liệt để phát hiện sớm, truy vết nhanh, cách ly kịp thời và điều trị hiệu quả, tăng cường năng lực xét nghiệm, bảo đảm ô-xy, máy thở và thuốc điều trị, đặc biệt là nhanh chóng tiêm vaccine trên diện rộng.

Chủ tịch nước nhấn mạnh, muốn vậy, cần tăng cường hợp tác toàn cầu, đầu tưnâng cao khả năng tự cường của hệ thống y tế và phát triển ngành công nghiệp sản xuất thiết bị y tế và dược phẩm, nhất là ở các nước đang phát triển. Chủ tịch nước hoan nghênh việc Hội nghị lần này quyết định thành lập Quỹ tài chính an ninh y tế toàn cầu, góp phần bảo đảm nguồn lực cho những nỗ lực phòng chống đại dịch.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, mở rộng tiêm vaccine song song với sử dụng thuốc điều trị hiệu quả có ý nghĩa then chốt để đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ tính mạng người dân và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế. Chủ tịch nước đề xuất cần nâng cao năng lực nghiên cứu và phát triển sản xuất vaccine, trong đó có việc tạo ra những trung tâm và mạng lưới sản xuất vaccine ở các khu vực thông qua việc tăng cường hợp tác sản xuất và chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, xoá bỏ rào cản liên quan đến cung ứng vaccine. Chủ tịch nước cho biết Việt Nam sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực này.

Nhân dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn và đánh giá cao vai trò của Chương trình COVAX, cảm ơn nhiều nước đã chia sẻ, hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam. Chủ tịch nước kêu gọi COVAX và các nước có năng lực đẩy mạnh nỗ lực cung ứng vaccine cho các nước đang phát triển, để ít nhất 70% dân số các nước này được tiêm chủng sớm nhất có thể và hy vọng đạt được mục tiêu này trước kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc năm sau.

Chủ tịch nước thông báo Việt Nam đang triển khai chương trình tiêm phòng Covid-19 cho mọi người dân trên 18 tuổi. Ở cấp độ khu vực, Việt Nam cùng các nước ASEAN đã thành lập Quỹ Ứng phó Covid-19 vào năm 2020 và mới đây đã quyết định sử dụng 10,5 triệu USD từ Quỹ này để mua vaccine cho các nước thành viên.

Nhiều nhà Lãnh đạo cấp cao chia sẻ những ý kiến đánh giá và đề xuất trong phát biểu của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cùng nhiều nhà Lãnh đạo khác đều nhấn mạnh cộng đồng quốc tế cần có cam kết và quyết tâm mạnh mẽ và cấp bách để tiêm vaccine rộng rãi cho mọi người dân trên toàn thế giới, bảo vệ tính mạng và cuộc sống của người dân, tăng nguồn lực để xây dựng lại tốt hơn.

    热门排行

    友情链接