【kqbd dusseldorf】Vào Đảng không vì quyền chức
Sáng 22/7,àoĐảngkhôngvìquyềnchứkqbd dusseldorf tại Hội nghị triển khai học tập Nghị quyết Trung ương 5 (khoá 13), Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai đã truyền đạt chuyên đề: Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong giai đoạn mới.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương khẳng định, công tác phát triển đảng viên được chú trọng, chất lượng đội ngũ đảng viên chuyển biến tích cực, trình độ cao hơn. Phần lớn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có ý thức rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tự phê bình và phê bình, tiên phong, gương mẫu, xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân.
Tuy nhiên, khi đề cập đến đội ngũ đảng viên, bà Trương Thị Mai chỉ rõ, một bộ phận đảng viên có năng lực, trình độ, trách nhiệm chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phai nhạt lý tưởng, thiếu bản lĩnh chính trị, đấu tranh tự phê bình và phê bình yếu; ý chí phấn đấu giảm sút; chưa gương mẫu, sống thực dụng; suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, vi phạm nguyên tắc, kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật của nhà nước.
Thực tế này được lý giải, đó là nhận thức về Đảng, động cơ phấn đấu vào Đảng của không ít đảng viên chưa đúng, không trong sáng.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương lưu ý, ngay từ lúc vào Đảng mà động cơ không đúng, không trong sáng thì không thể tin tưởng cả cuộc đời hoạt động sẽ trong sáng. Vì thế, động cơ của người vào Đảng phải trong sáng và đây là khâu phải xem xét rất kỹ.
“Bước vào Đảng với động cơ trong sáng thì mới hy vọng cả cuộc đời người ta đi theo Đảng mới trong sáng, đúng đắn”, bà Trương Thị Mai nói và nhấn mạnh, “Đảng mong muốn một người đi với Đảng suốt đời, một người được đề bạt, bổ nhiệm thì phải tiếp tục phát triển”.
Rất tiếc có một bộ phận giữa đường gãy cánh, gãy cánh nặng chứ không phải nhẹ, theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, “đó là điều rất buồn”.
Thực tế, một bộ phận gãy cánh giữa đường nêu trên đã không có động cơ trong sáng khi vào Đảng, vào để được ngồi ghế này ghế kia, vào Đảng không phải vì mục tiêu lý tưởng, mà là chức quyền, hoặc phai nhạt lý tưởng, suy thoái, tha hóa.
Nhìn lại những thế hệ cha anh, có biết bao anh hùng, chiến sĩ phấn đấu vào Đảng với lý tưởng, động cơ trong sáng, xem việc được đứng trong hàng ngũ của Đảng là vinh dự của cuộc đời và một lòng Đảng.
Với những cán bộ ấy, những chiến công, thành tích, mọi phấn đấu của họ đều là cống hiến cho Đảng, cho đất nước. Những con người, cán bộ ấy đúng nghĩa không màng lợi riêng, sẵn sàng dấn thân, sẵn sàng cống hiến cả cuộc đời, là đầu tàu gương mẫu, là lo trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ. Đó chính là động cơ vào Đảng của lớp cha anh và của đại bộ phận đảng viên chân chính. Gian khổ đấy, hy sinh đấy nhưng vẫn phấn đấu vào Đảng.
Nhìn lại thực tế, đúng như Trưởng Ban Tổ chức Trung ương lưu ý, tuy nói 0,2% tổ chức cơ sở đảng bị kỷ luật là thấp trong hơn 50.000 tổ chức cơ sở đảng nhưng không thể xem thường. Bởi mỗi nơi, tổ chức cơ sở đảng bị kỷ luật thì ở đó lòng tin của nhân dân bị giảm sút.
Cũng không thể xem thường những trường hợp vào Đảng với động cơ, suy nghĩ vào Đảng mới để có chức quyền, để mưu cầu danh lợi, tiền bạc. Và càng không thể xem nhẹ những trường hợp vào Đảng mà không có mục tiêu lý tưởng, vì khi có quyền chức trong tay thì dễ lung lay bởi vật chất, bởi cám dỗ, để rồi suy thoái về đạo đức, lối sống, tha hóa vì tiền bạc.
Có một thực tế đau xót, nhiều trường hợp vào Đảng, trưởng thành, được bồi dưỡng, rèn rũa, được cất nhắc lên những vị trí lãnh đạo, nhưng ở những vị trí ấy họ lại không giữ được mình. Vì thế, trước sự nghiêm minh, với chủ trương xử lý kỷ luật không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai, đã có một số trường hợp là Ủy viên Bộ Chính trị bị kỷ luật vì sai phạm, Ủy viên Trung ương bị khai trừ ra khỏi Đảng vì các sai phạm, thậm chí bị khởi tố, bắt giam.
Và mới đây nhất là trường hợp các ông Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Y tế, Chu Ngọc Anh, cựu Chủ tịch Hà Nội.
Theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau khi họp xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Khoa học và Công nghệ nhiệm kỳ 2016-2021, Ban cán sự đảng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021, các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm Quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước; vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm thất thoát, lãng phí lớn ngân sách nhà nước; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19; gây bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế.
Với những vi phạm nêu trên, ngày 6/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã họp bất thường để xem xét, thi hành kỷ luật các ông Chu Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Long.
Sau khi xem xét đề nghị của Bộ Chính trị, căn cứ nội dung, tính chất, mức độ hậu quả, nguyên nhân vi phạm; theo quy định của Đảng về kỷ luật đảng viên vi phạm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định thi hành Khai trừ ra khỏi Đảng ông Chu Ngọc Anh và ông Nguyễn Thanh Long. Diễn tiến sau đó, các ông Nguyễn Thanh Long, Chu Ngọc Anh lần lượt bị bắt để điều tra về những sai phạm có liên quan đến vụ án Việt Á.
Tuy nói 0,2% tổ chức cơ sở đảng bị kỷ luật là thấp trong hơn 50.000 tổ chức cơ sở đảng, nhưng không thể xem thường, đó là sự cẩn trọng cần thiết. Tuy nhiên, phải khẳng định những tổ chức cơ sở, cá nhân bị kỷ luật chỉ là thiểu số, là “con sâu làm rầu nồi canh”.
Thực tế, vẫn có rất nhiều trường hợp vào Đảng khiến Đảng yên tâm. Ví như câu chuyện được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai dẫn chứng khi về dự lễ kết nạp Đảng của 2 đoàn viên học lớp 12 trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam. Đây là 2 em học sinh giỏi Toán, Lý nhiều năm liền và thi quốc tế đạt thành tích tốt.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai nói, “cảm thấy mừng và có nhiều sự hy vọng” vì “những học sinh này bước chân vào Đảng, Đảng yên tâm”.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/585c799079.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。