您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【tỷ sô bong da】Báo hiếu cũng có đến năm bảy đường 正文

【tỷ sô bong da】Báo hiếu cũng có đến năm bảy đường

时间:2025-01-10 10:52:23 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

(CMO) Sáng sớm trời mưa rỉ rả, đã 9 giờ rồi mà quán cà phê của chị Tám đầu ngõ vẫn còn đông khách. Đ tỷ sô bong da

Báo Cà Mau(CMO) Sáng sớm trời mưa rỉ rả, đã 9 giờ rồi mà quán cà phê của chị Tám đầu ngõ vẫn còn đông khách. Đưa mắt nhìn xa xăm, chú Năm xe ôm than vãn: “Mưa suốt kiểu này có ai đi ra đường, không có khách coi như bữa nay thất thu!”.

- Trời mưa thất nghiệp đều trời, tôi có mấy đứa con nheo nhóc, rồi tiền đứng, tiền nằm… mà còn không lo, trong khi con cái chú đều đã lập gia đình, chú chạy xe chỉ để nuôi thân, túng quá thì kêu tụi nó giúp, coi như báo hiếu cho chú - Bảy thợ hồ lên tiếng.

- Hiếu hiết gì mầy ơi, thời buổi bây giờ tay làm hàm nhai, trông chờ có khi chết đói. Mấy đứa con ông Năm viện cớ đi làm ăn xa, lâu rồi tao có thấy tụi nó về thăm ổng đâu. Còn tao, từ lúc bán đất ở quê, chia chác xong thì con tao cũng biệt tăm, thân già này phải bôn ba nơi chợ búa để khuân vác kiếm cơm nuôi vợ - chú Ba bốc xếp than thân.

- Mấy người nói chuyện hiếu thảo làm tôi chợt nhớ đến câu chuyện tranh chấp quyền nuôi cha giữa người con với chú ruột, xảy ra ở một huyện vùng ven giáp ranh với thành phố mình nè. Việc này dù đã qua 2 cấp toà giải quyết, nhưng nghe đâu cũng chưa ngã ngũ, vì toà sơ thẩm quyết định cho người chú nuôi, còn toà phúc thẩm thì lại xử cho người con nuôi, nên gia đình người chú nhất quyết phải kiện lên cấp cao hơn.

Chị Tám chủ quán lấp lửng khiến những người có mặt trong quán tò mò và giục:

- Nói phải có đầu, có đuôi chớ, chuyện thế nào bà kể tường tận nghe coi.

Kéo chiếc ghế trong quầy của mình ra ngồi giữa đám đông, với gương mặt trịnh trọng, chị Tám tường thuật: Ông P là thương binh 2/4, bị nhiễm chất độc hoá học. Có lẽ do ảnh hưởng thương tích thời chiến tranh nên chỉ 3 năm sau ngày đất nước thống nhất, ông P bị bệnh thần kinh và ngày càng trở nặng. Vợ ông (không có đăng ký kết hôn, sống chung với nhau từ năm 1976) dắt con cái đi nơi khác sinh sống. Ông P sống chung với mẹ và vợ chồng người em ruột. Đến lúc mẹ ông P qua đời, ông Q (em ruột ông P) vẫn chăm lo cho người anh bệnh tật rất chu đáo, việc này bà con láng giềng đều biết.

Minh hoạ:  M. Tấn

Tuy nhiên, năm 2015, ông P được Nhà nước trợ cấp các chế độ thương binh, chất độc hoá học và công người nuôi dưỡng, tổng cộng hơn 8 triệu đồng/tháng thì thằng S (con trai ông P) trở về gặp ông Q (chú ruột của mình) yêu cầu giao ông P cho nó nuôi dưỡng, báo hiếu cho cha lúc tuổi già. Dĩ nhiên, ông Q không đồng ý, địa phương hoà giải bất thành, thằng S đệ đơn nhờ toà án can thiệp.

- Gì mà bất nhơn vậy bây, nuôi dưỡng một người bị bệnh thần kinh đâu đơn giản, không chỉ về kinh tế và còn tác động về tinh thần của người nuôi dưỡng. Việc làm của vợ chồng ông Q không chỉ là trách nhiệm mà còn là tình thương yêu máu mủ. Mà hơn 40 năm qua, thằng S nó ở đâu, sao bây giờ mới đòi… báo hiếu? - Chú Năm xe ôm bức xúc.

- Có, nó có nói là lúc mẹ nó bỏ cha đi thì nó mới sinh. Khi lớn lên biết chuyện này nên nó có đến rước cha về nuôi dưỡng (mỗi lần khoảng 5-6 tháng) thì bị gia đình ông Q tổ chức bắt lại. Bây giờ, ông P sức khoẻ yếu nên nó yêu cầu ông Q giao cha nó lại cho nó trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc. Việc này cũng phù hợp với quy định của luật pháp - Chị Tám giải thích.

- Cái này thì tôi biết nè. Theo Luật Hôn nhân gia thì con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt là khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật... Nhưng, thời điểm nó rước cha nó về nuôi bị chú nó bắt lại sao nó không khởi kiện? Và hơn 10 năm qua nó cũng không ghé thăm, vậy mà bây giờ lại nói chuyện hiếu đạo, luật pháp. Phải chăng mấu chốt là ở cái khoản tiền hơn 8 triệu đồng được Nhà nước trợ cấp cho ông P? - Bảy thợ hồ tỏ ra tức tối.

Ngồi trầm ngâm nghe câu chuyện chị Tám kể và đồng tình với phản ứng của chú Năm xe ôm, Bảy thợ hồ, chú Ba bốc xếp từ tốn:

- Ông P vốn đã và đang bị bệnh thần kinh, nên việc thay đổi nơi ở và thói quen sống, sinh hoạt, điều kiện chăm sóc cho ông ấy rất dễ gây chấn động về mặt tâm lý. Hơn nữa, không chấp nhận người chồng bệnh tật nên vợ ông mới bỏ đi, con ông cũng sống với mẹ. Xa cách nhau hơn 40 năm, liệu vợ con ông có tình yêu thương trọn vẹn khi đưa ông về sống chung?

- Chú Ba nói chí phải, nhưng theo tôi thì giải quyết cho ông Q nuôi anh là hợp tình, còn giao thằng S nuôi cha là hợp lý, nên chưa thể nói ai đúng và ai sai. Tuy nhiên, báo hiếu cũng có đến năm bảy đường, hiện tại cuộc sống của ông P rất tốt thì thôi cứ để vậy đi, nếu thương cha thì thằng S thường xuyên tới lui phụ chú chăm sóc, bồi bổ thức ăn, động viên tinh thần của cha cũng được mà! - Chị Tám bày tỏ quan điểm.

- Trời đất, bữa nay bà Tám nói triết nữa ta - Bảy thợ hồ pha trò khiến những người có mặt trong quán không nhịn được cười.

Chị Tám đỏ mặt và chống chế:

- Bữa nay mưa nguyên ngày đó, chiều không có tiền góp cho người ta đừng có mượn tôi nghen cha nội!./.

Mỹ Pha