搜索

【kqbd gh quốc tế】Người dân không nên e ngại việc tiêm vaccine phòng COVID

发表于 2025-01-25 15:07:03 来源:88Point

Nguoi dan khong nen e ngai viec tiem vaccine phong COVID-19 hinh anh 1

Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô. (Ảnh: Thùy Giang/Vietnam+)

Nửa tháng nay,ườidânkhôngnênengạiviệctiêmvaccinephòkqbd gh quốc tế việc tiêm vaccine phòng COVID-19 được triển khai đồng loạt trên khắp cả nước, trong đó tại những vùng điểm nóng như Thành phố Hồ Chí Minh một ngày có thể tiêm tới hơn 100.000 liều.

Việt Nam đang bước vào thực hiện chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn toàn quốc với sự tham gia của nhiều bộ, ngành. Có thể nói rằng, an toàn tiêm chủng là vấn đề Bộ Y tế đặc biệt quan tâm.

Hơn 3,5 triệu mũi tiêm an toàn

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long phân tích chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 lần này là chiến dịch có quy mô lớn nhất trong lịch sử tiêm chủng của Việt Nam.

Tính đến hết ngày 29/6/2021, Việt Nam đã thực hiện tiêm 3.593.970 liều vaccine phòng COVID-19; trong đó số người đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 là 182.481 người.

Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết Việt Nam đang tranh thủ tiếp cận tất cả các nguồn vaccine trên thế giới. Ngoài hai nguồn chính thức mua của hãng Astra Zeneca và nguồn tài trợ vaccine Sputnik V của Nga, sắp tới là vaccine của hãng Pfizer, Bộ Y tế dự kiến sẽ tiếp nhận thêm một số loại vcaccine đã được Tổ chức Y tế thế giới cấp phép lưu hành khẩn cấp (3 loại vaccine Astra Zeneca sản xuất tại Hàn Quốc, Ấn Độ và châu Âu; Johnson & Johnson; Moderna; SinoPharm; SinoVac; Pfizer) qua Chương trình COVAX Facility.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tiếp tục nhận viện trợ vaccine song phương của các nước. Vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ 2 triệu liều vaccine Astra Zeneca cho Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tài trợ 500.000 liều vaccine SinoPharm.

Tính đến ngày 30/6, Việt Nam đã tiếp nhận tổng cộng gần 4,5 triệu liều vaccine, trong đó gần 2,5 triệu liều do COVAX Facility hỗ trợ (gồm 811.200 liều về Việt Nam ngày 1/4/2021; 1.682.400 liều về Việt Nam ngày 16/5), hơn 400.000 liều đặt mua thông qua công ty VNVC (117.600 liều về Việt Nam ngày 24/2/2021 và 288.100 liều về Việt Nam ngày 25/5/2021) và khoảng gần 1,5 triệu liều vaccine do các nước hỗ trợ về Việt Nam trong tháng 6/2021.

Nguoi dan khong nen e ngai viec tiem vaccine phong COVID-19 hinh anh 2

Vaccine Astra Zeneca đang được triển khai tiêm tại Việt Nam. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Trong triển khai công tác tiêm chủng thời gian qua ở Việt Nam (không chỉ đối với vaccine phòng COVID-19 mà còn nhiều vaccine khác) Bộ Y tế luôn đặt vấn đề an toàn tiêm chủng lên hàng đầu.

Điểm khác biệt của chương trình tiêm chủng ở Việt Nam đối với các nước là tiến hành sàng lọc kỹ tất cả các đối tượng tiêm. Nếu đối tượng tiêm không đảm bảo yêu cầu về sức khỏe, trong quá trình khám sàng lọc các y bác sỹ tại điểm tiêm sẽ trì hoãn tiêm.

Có thể tiêm 2 loại vaccine ở 2 thời điểm tiêm khác nhau

Hiện nay, vẫn có một số người dân tỏ ra e ngại, trì hoãn tiêm vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 để chờ các vaccine khác, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh Bộ Y tế và nhiều nhà khoa học đã khẳng định không có vaccine nào hiệu quả 100% và không có vaccine nào an toàn 100%.

“Hiện tại, nguồn cung vaccine rất hiếm. Chúng ta không thể biết chắc được số lượng cụ thể là bao nhiêu liều sẽ về Việt Nam từ nay đến tháng Chín. Vì vậy, chúng ta phải ưu tiên các đối tượng tiêm thuộc Nghị quyết 21 và đối tượng công nhân trong các khu công nghiệp,” Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết.

Thứ trưởng Trần Văn Thuấn nói về tiêm vaccine:

Giáo sư Trần Văn Thuấn chỉ rõ hiện nay vaccine là biện pháp căn bản và lâu dài, đóng vai trò quyết định trong sự thành công chiến lược phòng chống COVID-19. Vì vậy, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nếu có vaccine nào thì hãy tiêm vaccine đó. Tất cả các vaccine về Việt Nam, trước khi đưa vào sử dụng, Bộ Y tế đã chỉ đạo kiểm định chất lượng rất chặt chẽ.

Vị lãnh đạo Bộ Y tế cũng chia sẻ, theo nghiên cứu của một số nước, có thể tiêm 2 loại vaccine ở 2 thời điểm tiêm khác nhau. Chẳng hạn như người dân trước mắt có thể dùng vaccine AstraZeneca, sau đó có thể dùng Pfizer hoặc một số vaccine khác.

Phân tích về vấn đề này, giáo sư Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng cho biết việc tiêm 2 loại vaccine ở 2 thời điểm khác nhau đã được nghiên cứu ở nhiều nước châu Âu và Mỹ. Số liệu ở Tây Ban Nha cho thấy nếu tiêm mũi 1 là AstraZeneca, mũi 2 là Pfizer thì sẽ đáp ứng miễn dịch tốt, thậm chí tốt hơn khi tiêm cùng một loại. Hiện Anh đang nghiên cứu mũi 2 tiêm các loại vaccine khác như Moderna hoặc Sputnik-V…, số liệu bước đầu cũng rất khả quan.

“Tuy nhiên, chúng tôi khuyến cáo người dân, nếu chúng ta có vaccine nào thì hãy tiêm vaccine đó, vì phản ứng sau tiêm giữa các loại vaccine có tỷ lệ gần như nhau và không có vaccine nào tuyệt đối an toàn,” giáo sư Đặng Đức Anh nhấn mạnh.

Với những trường hợp đã tiêm vaccine phòng COVID-19, nếu có mắc bệnh thì triệu chứng cũng rất nhẹ so với đối tượng không được tiêm. Điều quan trọng nữa là nếu toàn dân tiêm phòng vaccine COVID-19 thì sẽ tạo được miễn dịch cộng đồng.

Nhân lực cho tiêm chủng đã sẵn sàng

Theo các chuyên gia, do vaccine COVID-19 là vaccine mới nên theo quy định của Bộ Y tế, những trường hợp có nguy cơ cao phản ứng sau tiêm như có cơ địa dị ứng… thì cần phải tiêm ở những nơi như bệnh viện, có phòng khám cấp cứu ngay tại đó.

Theo dự báo từ Bộ Y tế, từ nay đến cuối năm, khi lượng vaccine về đủ (khoảng 110-150 triệu liều), trong 3 đến 6 tháng còn lại của năm nay, ước tính mỗi ngày chúng ta sẽ tiêm khoảng 300.000-500.000 liều. Nhân lực tham gia chiến dịch tiêm vaccine giai đoạn này cũng đã được chuẩn bị đầy đủ.

Nguoi dan khong nen e ngai viec tiem vaccine phong COVID-19 hinh anh 3

Nhân viên y tế giải thích cho người dân trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Bộ Y tế và các cơ quan thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo một lần nữa nhấn mạnh, từ nay đến cuối năm vẫn còn tình trạng tranh mua vaccine trên thế giới, nhất là trước tháng 10/2021. Các địa phương, doanh nghiệp phải hết sức cân nhắc, thận trọng khi tiếp cận thông tin về nguồn vaccine tránh tình trạng nhà sản xuất cam kết bán nhưng không giao vaccine trong năm 2021 và sang năm 2022 mới có.

Thường trực Ban Chỉ đạo yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các bộ, ngành sớm trình Chính phủ thống nhất chủ trương, một mặt tận dụng, tiếp cận tất cả nguồn cung vaccine trên thế giới, phấn đấu từ nay đến cuối năm 2021 đạt miễn dịch cộng đồng.

Bộ Y tế cũng đang chuẩn bị cho giai đoạn sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 xong cho đối tượng ưu tiên và đạt đến miễn dịch cộng đồng, sẽ khởi động cơ chế tiêm chủng mở rộng (miễn phí) và tiêm dịch vụ.

Bộ trưởng cũng nhấn mạnh, quan điểm của Bộ Y tế là tiêm đến đâu an toàn đến đó. Ban chỉ đạo an toàn tiêm chủng quốc gia phải làm việc trực tuyến 24/7 để có thể chỉ đạo, giám sát trực tuyến tiêm chủng an toàn đồng thời chỉ đạo tăng cường tập huấn nhiều lần cho toàn tuyến hệ thống y tế, bao gồm cả công lập và tư nhân, đặc biệt là y tế cơ sở./.

Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19. Theo đó, Bộ hướng dẫn trì hoãn tiêm chủng đối với 5 trường hợp.

Cụ thể 5 trường hợp hoãn tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 bao gồm:

1. Người đang mắc bệnh cấp tính hoặc mạn tính đang tiến triển, chưa kiểm soát được.
2. Những người bị suy giảm khả năng đáp ứng miễn dịch nặng, ung thư giai đoạn cuối, xơ gan...
3. Những người trong vòng 14 ngày trước có điều trị corticoid liều cao (tương đương prednisolon ≥ 2 mg/kg/ngày trong ≥ 7 ngày), hoặc điều trị hóa trị, xạ trị.
4. Người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng.
5. Phụ nữ mang thai và phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Vaccine phòng COVID-19 chống chỉ định với những người có tiền sử phản vệ từ độ 2 trở lên với bất kỳ dị nguyên nào hoặc có bất cứ chống chỉ định nào mà nhà sản xuất vaccine công bố.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【kqbd gh quốc tế】Người dân không nên e ngại việc tiêm vaccine phòng COVID,88Point   sitemap

回顶部