发布时间:2025-01-10 10:17:58 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Len lỏi khắp ngõ hẻm, trên các đường phố tìm mua những thứ bỏ đi để bán lại kiếm lời, hằng ngày, những người sống bằng nghề mua bán phế liệu luôn tất bật với cuộc mưu sinh.
Nghề này tuy thu nhập không cao nhưng được xem là nghề sống được. Trên chiếc xe ba gác, những người làm nghề mua bán phế liệu cứ rong ruổi khắp các nẻo đường từ công viên, chợ, đến các khu đông dân cư để tìm mua các vật dụng phế thải như: sắt, thép, chai, lọ, vỏ lon bia, giấy vụn… Ðến cuối ngày, họ tập trung tại các điểm thu mua phế liệu, bán lại những thứ đã mua được để kiếm lời.
Chị Nguyễn Thị Lộc hằng ngày đạp xe khắp ngõ hẻm, khu dân cư để mua phế liệu. |
Quê tỉnh Quảng Nam vào Cà Mau sinh sống hơn 30 năm, hiện gia đình đang thuê nhà trọ tại phường 5, TP Cà Mau, làm nghề mua bán phế liệu hơn 18 năm, ông Trần Văn Thìn tâm sự: “Vợ tôi qua đời hơn 5 năm rồi, mình tôi phải chèo chống nuôi 2 con ăn học. Thời gian đầu, tôi đi làm thuê đủ các nghề như thợ hồ, bốc vác... Thấy nghề làm mướn bấp bênh, phải đi xa nhà, không có ai chăm sóc con cái nên tôi đã nghỉ làm và chuyển sang mua bán phế liệu. Với số tiền dành dụm và vay mượn thêm chút ít, tôi mua chiếc xe ba gác. Lao động kiếm sống thì nghề nào cũng nặng nhọc, nhưng nghề mua bán phế liệu được cái ngày nào cũng làm được, không theo thời vụ. Hôm nào mua được nhiều, bán lại kiếm lời kha khá; hôm nào mua được ít, tôi cũng lời được vài chục ngàn đồng”.
Anh Trần Hoàng Hiệp, quê Thừa Thiên Huế, hiện sinh sống ở khóm 6, phường 5, bộc bạch: “Gia đình có 5 người con, không có cơ sở làm ra tiền để nuôi các con ăn học, đành phải cho mấy đứa nhỏ bỏ học giữa chừng, đi làm thuê để phụ giúp gia đình trang trải cuộc sống”. Anh vào Nam năm 1982, ban đầu phải đi làm thuê đủ nghề kiếm sống qua ngày. Ðến khoảng năm 1997 anh mới lập gia đình. Anh tự đóng thùng, mua chiếc xe đạp cũ để hành nghề thu mua phế liệu. Ðã hơn 15 năm rong ruổi khắp các ngõ hẻm, anh cho biết: “Nghề này cho thu nhập đều đặn và tạm đắp đổi qua ngày, có điều mỗi ngày phải chịu khó đạp xe len lỏi vào các con hẻm, khu dân cư hàng trăm cây số”.
Nhà nghèo, con cái lại đang tuổi ăn tuổi học, một mình chồng đi làm nghề mua bán phế liệu không đủ trang trải cuộc sống nên chị Nguyễn Thị Lộc cũng đi mua bán phế liệu. Chị cười nói: “Nghề nào kiếm được đồng tiền mà không cực. Nghề mua bán ve chai cũng vậy, nhưng vui vì mình đang sống bằng mồ hôi, công sức bỏ ra. Mỗi ngày tôi kiếm được 50.000-60.000 đồng, không nhiều nhưng cũng có tiền để dành, đủ nuôi các con ăn học”.
Chiếc xe càng cồng kềnh, phế liệu càng nhiều, đồng nghĩa thu nhập của họ càng khá. Gánh nặng mưu sinh nhưng những người thu mua phế liệu vẫn không nản chí bởi từ những đồng lời mua bán phế liệu đã và đang giúp họ lo cho các con học hành, có nghề nghiệp./.
Bài và ảnh: Hồng Nhanh
相关文章
随便看看