【soi kèo bd】Người dẫn lối tiêu thụ nông sản

时间:2025-01-12 09:36:07 来源:88Point

Mùa xuân đến,ườidẫnlốitiuthụnngsảsoi kèo bd báo hiệu năm cũ đã qua, mọi chuyện vui buồn cũng lùi dần về quá khứ. Nhưng có những kỷ niệm đẹp vẫn vương mãi trong lòng người.

Chị Tài giúp bà con tập kết, vận chuyển nông sản mà không nề hà công sức.

Đứa con của gia đình

Ngày cuối năm, khi những cơn mưa phùn vội vàng đến rồi đi, đem theo nhiều nỗi niềm, tâm sự còn vương lại đâu đó của năm cũ. Ông Phan Văn Lua, ở ấp Phú Thọ, xã Đông Phú, huyện Châu Thành, đăm chiêu, mắt vẫn nhìn sâu về những hạt mưa đọng trên cành lá. Ông bắt đầu tâm sự về những khó khăn của năm cũ và cũng không quên hết lời cảm ơn “vị cứu tinh” Nguyễn Thị Ngọc Tài, vừa là cán bộ khuyến nông xã, vừa là đứa con gái lớn của nông dân. 

Đó là khoảng thời gian thắt ngặt nhất, khi đó, tuân thủ giãn cách xã hội ai cũng phải ở nhà, tạm dừng mọi sự di chuyển không cần thiết để áp dụng tốt nhất công tác phòng, chống dịch bệnh theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Ông Lua cũng vậy, ông cứ đi ra đi vào, trong lòng không yên vì vườn bưởi đã đến ngày thu hoạch. Khi ấy, mọi hoạt động buôn bán ngừng lại. Nhìn vườn bưởi trái đã chín vàng ươm, ông Lua lo lắm. Cuộc điện thoại của “vị cứu tinh” như cô tiên mang phép màu đến với gia đình ông. “Alo, bác nghe nè con. Ờ, 200kg hả con? Bác hái liền, bác hái liền”. Vậy là sau bao ngày ngóng mong, những hôm lượm bưởi rụng có khi lên đến 300kg, ông Lua như người chết đuối nắm được chiếc phao cứu sinh. Nói đến đây, giọt nước mắt hiếm hoi đã rơi trên làn da sờn nhám, chai lì với sương gió của ông.

Và đó là chuyến hái bưởi đầu tiên mà chị Nguyễn Thị Ngọc Tài, cán bộ khuyến nông xã Đông Phú đã “bắt mối” với thương lái giúp ông Lua giải cứu vườn bưởi. Bằng sự quen biết và kinh nghiệm chuyên môn sẵn có hơn 10 năm qua, chị Tài đã dẫn đường, dắt lối hướng ra cho nông sản bị ứ đọng của bà con nông dân. Từ đơn hàng đầu tiên, chị đã dần tìm được người thân, bạn bè gần xa giới thiệu người mua trái cây giúp dân.

Chị Tài chia sẻ: “Vào những ngày cao điểm của dịch bệnh, từ sáng sớm, theo chỉ đạo của cấp trên, tôi đi từng nhà dân thu thập sản lượng nông sản bị tồn đọng của bà con mà lòng như thắt quặn. Trên đất, trái cây rụng kín lối đi. Nhãn chín thơm cả vườn nhưng lúc này nó không còn vị ngọt ngào vốn có, mà chua chát, rụng rời theo từng cơn gió, trận mưa kéo đến. Tất cả công sức của bà con như bị quật ngã, tan tát theo”.

Không biết sau bao nhiêu ngày dầm mưa, lội nắng thu thập tình hình nông sản còn tồn đọng của bà con trong xã, chị Tài một phần kiến nghị lên cấp trên, mặt khác chị tự tìm những nơi đang có nhu cầu để cung hàng. Tuy khách mua mỗi lần chỉ vài chục đến vài trăm ký nhưng chị vẫn vui vẻ nhận, lặn lội đến tận vườn nhà dân để cùng làm, vận động, an ủi bà con thu hoạch. Thậm chí có những lúc thiếu bao bì để đóng gói, chị sẵn sàng lái xe hơn 20km để mua về cho bà con mà không kể công, kể vốn gì với cô bác. Có những lúc các chốt trực không cho qua, chị phải thuê shipper mua, mang đến chốt rồi trả tiền phí ship hàng. Trong những lần đó, chị vừa tốn công, vừa phải bỏ “tiền túi”, trong khi đó, đồng lương viên chức không bao nhiêu nhưng chị vẫn làm.

Khi được hỏi về thành tích, chị Tài ngần ngại: “Không có bao nhiêu đâu mà kể. Công sức mình bỏ ra có đáng là bao so với số lượng nông sản mà bà con thất thoát. Mình không làm được gì nhiều, chỉ biết ước mong rằng, những năm về sau dịch bệnh không còn tồn tại, trả lại cho người dân cuộc sống bình thường là vui rồi”.

Không đáng kể, nhưng 20 tấn dưa hấu, 3,5 tấn bưởi Năm Roi, 7 tấn nhãn và gần 10 tấn cá điêu hồng, xoài, ổi,... lần lượt được chuyển đi đến các tỉnh đều là công sức không nhỏ sau nhiều đêm trằn trọc, sau những cuộc điện thoại kéo dài hàng chục phút, những lần bùn văng đến tóc vì lội sình trong vườn cây hái trái cùng bà con. Những khó khăn ấy, chị Tài đâu kể vì chị thương dân mình, một tình thương như người con trong gia đình, muốn cả nhà được an yên, no ấm.

Người anh cả

Có lẽ trong suy nghĩ của nhiều “anh em” công tác trong hệ thống khuyến nông tỉnh thì anh Nguyễn Văn Thiện, viên chức Tổ kỹ thuật nông nghiệp xã Đông Phước, huyện Châu Thành, là một người anh cả mẫu mực. Bởi, với bề dày kinh nghiệm trên 20 năm gắn bó ngành khuyến nông, anh Thiện ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác, hỗ trợ nông dân kỹ thuật canh tác nông nghiệp hiệu quả, anh còn xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất nông nghiệp tại gia rất bài bản, phát triển kinh tế gia đình bền vững.

Những ngày cuối tháng 9, tôi nhiều lần liên lạc anh nhưng nhận được phản hồi máy bận hoặc nhiều cái hẹn, bởi anh đang bận bịu trong công tác chống dịch tại địa phương. Ngoài việc tìm đầu ra cho nông sản, anh còn phải túc trực tại chốt canh gác để thu thập thông tin của người ra vào địa bàn, bảo vệ vùng an toàn cho xã Đông Phước.

Khi hẹn được, anh dẫn tôi đến HTX Năm Nhi để xem HTX đóng thùng, dán nhãn trái cây trước khi vận chuyển đến tay khách hàng tiêu dùng. Nhìn những bàn tay của nhân công chai sần thoăn thoắt nhưng nhẹ nhàng lau từng trái cam sáng bóng, ấn lên trên một tấm “danh thiếp” nhãn dán độc quyền mang tên Vạn Vạn Lợi. Trên hành lang nhà trước, dọc bên trái hông nhà, hàng ngàn trái cam sành được sắp xếp gọn gàng trong thùng, sạch sẽ, tỏa ra mùi hương thơm ngào ngạt.

Anh Bùi Văn Nghi, Giám đốc HTX Năm Nhi, dù đang bận bịu với việc dán nhãn hiệu vào từng trái cam nhưng vẫn vui vẻ nói về những chuyến hàng được tập kết ra bãi, xếp lên xe chở đi tiêu thụ. “HTX ký được hợp đồng bao tiêu 800 tấn/năm với Công ty TNHH XNK Vạn Vạn Lợi ở tỉnh Bến Tre. Từng trái cam đều đạt chuẩn VietGAP nên được xuất ngoại, giá thu mua giúp dân cao hơn bên ngoài thị trường”, anh Nghi cho biết.

Có được hợp đồng này, phần lớn nhờ công sức chăm chỉ thực hiện theo tiêu chí VietGAP của bà con thành viên HTX. Nhưng trong đó cũng có phần công sức tạo cầu nối liên kết của anh Nguyễn Văn Thiện. Anh giới thiệu, hỗ trợ HTX thành lập, cầm tay chỉ việc, hướng dẫn từng người viết nhật ký canh tác. Rồi anh kết nối, đề nghị cấp trên giúp HTX gặp gỡ Viện Cây ăn quả miền Nam, giới thiệu đến với Công ty TNHH XNK Vạn Vạn Lợi. Và để HTX vẫn đứng trụ cho đến hôm nay, anh phải thường xuyên đôn đốc, dặn dò bà con làm đúng, đủ các tiêu chuẩn, thay đổi dần thói quen canh tác. Cũng từ đó, thực hành nông nghiệp sạch được quen dần và trở thành chuyện thường ngày của thành viên HTX.

Trở lại với việc giúp người dân tiêu thụ nông sản, anh Nguyễn Văn Thiện bày tỏ: “Vì trước đến nay, tôi đã có mối liên kết với nhiều doanh nghiệp. Chỉ tính riêng HTX Năm Nhi đã bán được hơn 1/2 số lượng theo hợp đồng cho Công ty TNHH XNK Vạn Vạn Lợi. Số còn lại của bà con ngoài HTX thì bán cho thị trường ở Thành phố Hồ Chí Minh và các nơi lân cận”.

 “Anh cả” Nguyễn Văn Thiện không chỉ hỗ trợ đầu ra, kỹ thuật cho nông dân trong xã, còn chăm lo cho 0,7ha vườn mít của gia đình ổn định năng suất trái hàng năm. Không chỉ vậy, anh còn là tư vấn viên giúp nhiều vườn mít trong xã được vực dậy, nông dân làm giàu nhờ mít. Anh Thiện chia sẻ: “Mô hình nông nghiệp muốn bền vững thì phải làm sao giảm chi phí và làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn phục vụ thị trường bền vững và phải nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác”.

Bạn của nhà nông   

Sau cuộc hẹn qua điện thoại, tôi đến gặp anh Mai Thanh Vũ, cán bộ khuyến nông xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, tại điểm tập kết nông sản trước cổng chào dẫn vào xã. Tôi ngỡ ngàng trước sự thay đổi đến khác lạ về vóc dáng của anh. Làn da anh trở nên đen sạm vì nắng, mái tóc cũng điểm nhiều vệt trắng hơn ngày trước. Nhưng tương phản với sự đổi thay ấy là ánh mắt rực sáng và nụ cười tươi rói. Bởi lúc này, hơn ai hết, anh là người vui nhất, vui vì những chuyến hàng nông sản của cô, bác xã mình được chở đi tiêu thụ.

Rồi anh hăng hái hướng dẫn tôi: “Đi theo anh, anh dẫn em đến thăm vườn cam mà bà con đang hái bán để thấy được sự vui mừng của cô, bác lúc này”. Theo chân anh, tôi lon ton chạy lên hết chiếc cầu xi măng rồi lại qua cầu ván. Vào mùa mưa, con đường quê chỉ còn một lối đi trắng trắng chen chúc vào giữa hai vệt dài xỉn màu của những đám rong rêu “chiếm lối”.

Đến nhà ông Nguyễn Văn Hậu, ở ấp Láng Hầm B, vừa thu hoạch xong 18 tấn cam mật. Thông qua các kênh mua bán như Voso.vn, nhóm zalo, anh Vũ đã kết nối được người mua ở Thành phố Hồ Chí Minh, giúp ông Hậu tiêu thụ hết số cam này. Ông Hậu như trút được gánh nặng trong lòng, sảng khoái cho biết: “Thật cảm ơn cháu Vũ lắm, vì đã giúp tôi tiêu thụ được hết vườn cam. Mặc dù giá có thấp hơn những năm trước nhưng cũng đỡ, không bị lỗ lã”.

Khi đến với nhà ông Nguyễn Văn Tàu, ở ấp So Đũa Lớn, tôi bị choáng ngộp bởi căn nhà rộng lớn còn mùi vôi mới. Đó là căn nhà ông xây được từ tiền bán cam, chanh, bưởi của mình. Mỗi năm, hơn chục công vườn đã đem về cho ông nguồn thu nhập trên trăm triệu đồng. Năm nay, ông sắp sửa xây mới hàng rào để bảo vệ khu vườn. Gần đó, nông dân Nguyễn Văn Hứng cũng bán được 9 tấn cam sành với giá 13.500 đồng/kg cũng nhờ vào sự “dẫn mối” kịp thời của anh Vũ.

Sau chuyến đi, anh Vũ thở phào nhẹ nhõm, bởi nhiều năm gắn bó với nghề khuyến nông, anh như người bạn đồng hành cùng bà con ở mỗi mô hình nông nghiệp. Với anh, mỗi ngày phải làm việc từ 5 giờ sáng đến 20 giờ đêm, mưa không chỗ trú, nắng sạm da cũng không là trở ngại khiến anh nản chí. Anh vẫn đồng hành cùng bà con, sẵn sàng không nghỉ trưa để giúp bà con chuyển hàng lên xe, bỏ bữa cơm đang dở dang để hướng dẫn xe đến bãi tập kết.

Tuy sản lượng nông sản anh giúp bà con tiêu thụ không nhỏ là gần 800 tấn trái, nhưng anh vẫn chưa được hài lòng, vẫn còn nỗi niềm day dứt. “Những ngày đầu đợt dịch, hơn 15 tấn dâu Hạ Châu của bà con rụng đầy vườn mà tôi không kịp hỗ trợ tiêu thụ. Bởi lúc đó, tôi chưa tìm được cách giải quyết hay tìm được người mua giúp. Mỗi ngày gửi báo cáo về cấp trên mà tôi thấy hổ thẹn, xót xa trong lòng”. Nhìn anh cúi đầu buồn bã, những sợi tóc bạc cứ lấm tấm lộ diện mà tôi cũng xót xa theo.

Với những gì mà các anh, chị đã làm được thật sự có ý nghĩa rất lớn. Ngay cả tôi cũng thầm cảm ơn những gì họ đã làm, đã lo cho cái lo chung của dân, xứng đáng là “công bọc của dân” như lời Bác Hồ dạy. Quả thật, sống trong hoàn cảnh khó khăn thì mới thấy tình cảm giữa người với người thật đáng quý…

Bài, ảnh: TRÚC LINH

推荐内容