Cục Hải quan Cần Thơ đề nghị hướng dẫn đối với trường hợp tờ khai nhập khẩu tại chỗ khai trùng thông tin với tờ khai khác và đã quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký. Tuy nhiên,ếptụcxửlývướngmắcvềthủtụchảiquantheoThôngtưlịch thi đấu hôm trường hợp này không thuộc các trường hợp hủy tờ khai quy định tại Khoản 11 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính.
- Trả lời câu hỏi trên, Tổng cục Hải quan cho biết: Cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện hủy tờ khai như đối với trường hợp Hệ thống gặp sự cố quy định tại điểm b.3 khoản 2 Điều 22 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Cục Hải quan Hà Nội phản ánh vướng mắc: Tại Khoản 3 Điều 32 Thông tư 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 21, Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC, về hàng hóa phải kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm, trường hợp cơ quan kiểm tra chuyên ngành chỉ định đưa hàng hóa về địa điểm kiểm tra theo pháp luật về kiểm tra chuyên ngành thì người khai hải quan gửi đề nghị đưa hàng về địa điểm kiểm tra theo các tiêu chí quy định tại mẫu số 18 Phụ lục II. Song tại mẫu số 18 (Mục 18.9 Mã địa điểm đưa hàng về bảo quản, Mục 18.10 Tên địa điểm đưa hàng về bảo quản) có cho phép nhập nhiều địa điểm đưa hàng về bảo quản hay không? Bởi thực tế mặt hàng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi NK, theo giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch của cơ quan kiểm dịch, lô hàng trên một tờ khai có thể được đưa về nhiều địa điểm bảo quản khác nhau.
- Về vấn đề trên, Tổng cục Hải quan trả lời như sau: Hiện Tổng cục Hải quan đang xây dựng hệ thống để có thể thực hiện việc trao đổi thông tin về việc bảo quản hàng hóa giữa người khai hải quan và cơ quan Hải quan. Trong thời gian chờ hệ thống đi vào hoạt động, việc đề nghị đưa hàng về bảo quản đơn vị hướng dẫn người khai hải quan sử dụng mẫu 09/BQHH/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38. Mặt khác, tại Thông tư cũng không giới hạn việc bảo quản hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau, tuy nhiên, người khai hải quan phải kê khai đầy đủ các địa điểm bảo quản.
Cục Hải quan Lạng Sơn đặt câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục quá cảnh từ Chi cục Hải quan Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng đến cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh) hàng quá cảnh được vận chuyển bằng đường sắt (khổ rộng 1,435m) từ Ga Đồng Đăng về đến Ga Yên Viên sau đó được chuyển tải sang phương tiện vận tải đường sắt (khổ rộng 1m) để vận chuyển tiếp đến Ga Sóng Thần (Bình Dương), hàng tiếp tục được chuyển tải sang phương tiện vận tải đường bộ để vận chuyển đến cửa khẩu Mộc Bài. Khi thực hiện sẽ gặp khó khăn, khó đảm bảo việc vận chuyển hàng quá cảnh từ Ga đường sắt quốc tế Đồng Đăng đến cửa khẩu Mộc Bài không quá 3 ngày.
Tại mục 6.3 Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định, các chỉ tiêu thông tin được phép khai bổ sung sau khi hàng hóa được cơ quan Hải quan xác nhận đủ điều kiện vận chuyển đi trên Hệ thống (BOA) và trước thời điểm cơ quan Hải quan cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống (BIA): Ngày dự kiến kết thúc vận chuyển; Thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển.
Như vậy, nếu doanh nghiệp khai bổ sung thời gian dự kiến kết thúc vận chuyển sau khi hàng hóa được cơ quan Hải quan xác nhận đủ điều kiện vận chuyển đi trên Hệ thống (BOA) và trước thời điểm cơ quan Hải quan cập nhật thông tin hàng đến trên Hệ thống (BIA) thời gian vận chuyển quá 3 ngày có được cơ quan Hải quan nơi vận chuyển đi chấp nhận hay không?
- Tổng cục Hải quan trả lời như sau: Tại chỉ tiêu thông tin 7.17. Ngày dự kiến kết thúc vận chuyển mẫu số 07 Phụ lục I kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC thay thế phụ lục II Thông tư 38/2015/TT-BTC chỉ quy định thời gian vận chuyển dự kiến bằng đường bộ và đường thủy nội địa, không áp dụng đối với loại hình vận chuyển khác. Do vậy, đối với hàng hóa vận chuyển đa phương thức (kết hợp vận chuyển đường bộ với đường sắt) thì thời gian vận chuyển theo thời gian đăng ký của người khai hải quan.
Cục Hải quan Quảng Ngãi đặt câu hỏi về thời hạn thông báo cơ sở sản xuất đối với DN chế xuất: Điểm b Khoản 1 Điều 37 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP về trách nhiệm tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa gia công, sản xuất xuất hàng hóa xuất khẩu: “1. Trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị đầu tiên để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, tổ chức, cá nhân nộp cho Chi cục hải quan nơi dự kiến làm thủ tục báo cáo quyết toán các chứng từ sau: b) Văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị, sản phẩm xuất khẩu theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành: 1 bản chính.”
Tuy nhiên, điểm a khoản 1 Điều 56 Thông tư 38/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung tại khoản 36 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC thì doanh nghiệp chế xuất cũng quy định thông báo cở sở sản xuất nhưng không quy định thời hạn.
Cục Hải quan Quảng Ngãi đề xuất, DN chế xuất trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải có văn bản thông báo cơ sở gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư, sản phẩm xuất khẩu.
- Trả lời vấn đề trên, Tổng cục Hải quan cho biết, tại Điều 56 quy định chung việc thông báo cơ sở sản xuất đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất hàng hoá xuất khẩu trong đó có bao gồm cả doanh nghiệp chế xuất. Do vậy, doanh nghiệp chế xuất trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư đầu tiên để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu phải có văn bản thông báo cơ sở sản xuất theo quy định.
Cục Hải quan TP.HCM đặt câu hỏi: Tại điểm 3.a, khoản 39 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC không quy định các doanh nghiệp lần đầu nộp báo cáo quyết toán thuộc trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán và Điều khoản chuyển tiếp cũng không hướng dẫn cho trường hợp này.
- Tổng cục Hải quan cho biết: Các trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán theo quy định tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC thực hiện theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Tổng cục Hải quan sẽ hướng dẫn cụ thể trong quy trình thay thế quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ.