欢迎来到88Point

88Point

【số liệu thống kê về đội tuyển tây ban nha gặp đội tuyển bóng đá quốc gia síp】Bộ Y tế ban hành hướng dẫn cách phòng ngừa lây nhiễm tại cơ sở y tế

时间:2025-01-26 06:08:22 出处:World Cup阅读(143)

Một loại thuốc kháng virus được sử dụng cho một bệnh nhân để điều trị bệnh đậu mùa khỉ tại Mỹ

Bộ Y tế vừa ban hành Hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám,ộYtếbanhànhhướngdẫncáchphòngngừalâynhiễmtạicơsởytếsố liệu thống kê về đội tuyển tây ban nha gặp đội tuyển bóng đá quốc gia síp chữa bệnh.

Theo Bộ Y tế, tại Việt Nam, đến ngày 21/8/2022 vẫn chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, trước tình hình mở cửa đón khách du lịch và các đối tác kinh tế trở lại sau khi dịch COVID-19 được khống chế, nước ta sẽ đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn dịch đậu mùa khỉ xâm nhập trong cộng đồng và các cơ sở khám bệnh chữa bệnh. Trên thế giới cũng đã ghi nhận lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở y tế.

Vì vậy, Bộ Y tế đưa ra 6 nguyên tắc dự phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám chữa bệnh:

1. Tăng cường tuân thủ thực hành phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở KBCB.

2. Áp dụng phòng ngừa lây nhiễm qua "tiếp xúc" và "giọt bắn" khi chăm sóc các trường hợp bệnh xác định và bệnh nghi ngờ.

3. Trong trường hợp có các thủ thuật tạo khí dung, bắt buộc áp dụng thêm các biện pháp dự phòng qua "không khí".

4. Điều tra, truy vết, xác định người tiếp xúc gần nhằm theo dõi, quản lý và tư vấn cách tự theo dõi sức khỏe theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

5. Quản lý người nhà người bệnh và khách thăm có liên quan đến đâu mùa khỉ.

6. Sàng lọc người nhiễm, nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

Dự phòng và kiểm soát lây nhiễm ca bệnh đậu mùa khỉ trong cơ sở khám chữa bệnh:

Bộ Y tế hướng dẫn cơ sở khám chữa bệnh triển khai sàng lọc người bệnh nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ khi có tại địa phương có thông báo ca bệnh đậu mùa khỉ trong cộng đồng hoặc cơ sở khám chữa bệnh.

Đặt biển báo tại cổng vào của cơ sở khám chữa bệnh để người bệnh có thể nhận biết ngay hướng đi tới khu sàng lọc. Một số nội dung cần được ghi rõ trong biển báo: yếu tố dịch tễ (tiếp xúc với động vật, người nghi ngờ hoặc xác định nhiễm đậu mùa khỉ, đậu mùa hoặc tiếp xúc với đồ dùng/vật dụng của họ) và dấu hiệu, triệu chứng lâm sàng của bệnh đậu mùa khỉ.

Khu vực sàng lọc cần được bố trí tại đơn vị khám bệnh và cấp cứu. Với những cơ sở khám chữa bệnh không có điều kiện bố trí khu sàng lọc trong nhà có thể thiết lập khu vực sàng lọc ngoài trời.

Nhân viên y tế thực hiện sàng lọc mang phương tiện phòng hộ phù hợp (khẩu trang y tế, mũ giấy, áo choàng phòng dịch và găng tay y tế).

Bộ Y tế lưu ý khi khám sàng lọc lưu ý khai thác tiền sử dịch tễ, các dấu hiệu triệu chứng của bệnh. Nội dung câu hỏi sàng lọc cần cập nhật phù hợp với diễn biến tình hình bệnh dịch; Yêu cầu người bệnh mang khẩu trang y tế nếu tình trạng người bệnh cho phép.

Cách ly người bệnh xác định nhiễm hoặc ca bệnh nghi ngờ tại Khoa Truyền nhiễm hoặc khu cách ly của cơ sở khám chữa bệnh.

Các đơn vị lâm sàng của cơ sở khám chữa bệnh bố trí sẵn sàng một buồng cách ly để sử dụng khi phát hiện người bệnh nội trú nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh đậu mùa khỉ hoặc để điều trị người bệnh đậu mùa khỉ vừa hoặc nhẹ kèm theo bệnh chuyên khoa mà không thể chuyển về đơn vị riêng điều trị đậu mùa khỉ của cơ sở khám chữa bệnh. Tùy theo tình hình bệnh dịch, có thể tăng số buồng cách ly cho đậu mùa khỉ tại đơn vị lâm sàng.

Buồng cách ly người bệnh phải được dán biển cảnh báo "Buồng cách ly" và nêu rõ các biện pháp cách ly cần áp dụng, giường bệnh cách nhau tối thiểu 1 mét. Hạn chế vận chuyển người bệnh ra ngoài khu cách ly.

Phụ nữ có thai không được tiếp xúc với người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ

Bộ Y tế cũng lưu ý phòng ngừa lây nhiễm tại đơn vị cấp cứu bằng cách: Bố trí các buồng, hoặc khu vực để sàng lọc, cách ly người xác định nhiễm và nghi ngờ nhiễm; Trong trường hợp người bệnh nghi nhiễm chưa thể sàng lọc được thì ưu tiên cấp cứu, thực hiện cách ly và áp dụng các biện pháp phòng ngừa như trường hợp xác định nhiễm và nghi ngờ nhiễm.

Bộ Y tế cũng khuyến cáo: Phụ nữ có thai không được tiếp xúc với người xác định nhiễm, nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ.

Nếu bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ phải được theo dõi thêm của bác sĩ chuyên khoa Sản; Nếu sản phụ sinh đẻ trong thời gian bị nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm đậu mùa khỉ, nhân viên y tế phải áp dụng tối đa các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm khi đỡ đẻ hoặc thực hiện các thủ thuật lấy thai.

Trẻ sơ sinh được sinh ra từ mẹ mắc bệnh đậu mùa khỉ cần được giám sát chặt chẽ để phát hiện kịp thời đậu mùa khỉ.

Đối với người bệnh đang cho con bú cần cách ly mẹ và con trong giai đoạn bệnh đang tiến triển; Tạm dừng cho con bú trực tiếp trong giai đoạn bệnh đang tiến triển, nhưng vẫn có thể vắt sữa mẹ để nuôi dưỡng trẻ...

Theo hướng dẫn do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành, từ tháng 5/2022 đến nay, dịch đã có diễn biến bất thường, đã ghi nhận thêm nhiều quốc gia lần đầu tiên xuất hiện các ổ dịch.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Cơ quan phòng chống dịch bệnh Châu Âu (European CDC), Cơ quan phòng, chống dịch bệnh Hoa Kỳ tính tới 23/8/2022, tổng số ca bệnh đậu mùa khỉ được công bố tại 96 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới là trên 44.503 ca, với phần lớn trong số này (44.116 ca) là số ca nhiễm ở những địa điểm chưa có báo cáo về bệnh đậu mùa ở khỉ trong lịch sử.

Từ tháng 1-7/2022 có 12 trường hợp tử vong được thông báo tại 5 quốc gia: Cộng hòa Trung Phi, Ghana, Nigeria, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Brazil và Ecuardo.

Chỉ trong tháng 7/2022, số ca trên toàn cầu đã tăng hơn 20.000 ca và xuất hiện thêm ở 39 quốc gia/vùng lãnh thổ mới. Hiện tại, một số quốc gia gần với Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã ghi nhận ca nhiễm bệnh./.

Theo TTXVN

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: