Năm ngoái,ắpthôngquaĐạoluậtbándẫnbắtkịpMỹvàchâuÁremis vs Uỷ ban châu Âu (EC) đã công bố Đạo luật Chip trong nỗ lực hạn chế phụ thuộc vào Mỹ và châu Á trong lĩnh vực bán dẫn, sau khi chuỗi cung ứng toàn cầu bộc lộ nhiều hạn chế làm tổn thương các doanh nghiệp của lục địa già, từ sản xuất ô tô cho đến chế tạo. Theo đó, dự luật được đề xuất nhằm tăng gấp đôi thị phần của khối trong tổng sản lượng chip toàn cầu lên 20% trong 10 năm tới, được đưa ra sau khi Mỹ công bố Đạo luật Chip for America cạnh tranh với công nghệ Trung Quốc. Dự kiến, các quốc gia châu Âu và nhà lập pháp của khối sẽ có phiên làm việc định kỳ tại Nghị viện EU ở Strasbourg vào ngày 18/4 tới đây, để thảo luận chi tiết việc cung cấp ngân sách cho dự luật này. Đến nay, các cuộc thảo luận đang tập trung giải quyết khoản thiếu hụt 400 triệu Euro (438 triệu USD). Các nguồn tin của Reuters cho biết, những nhà lãnh đạo EU đã xoay sở được phần lớn số kinh phí còn thiếu trên. Ban đầu, EC chỉ đề xuất tài trợ cho các nhà máy sản xuất chip tiên tiến, nhưng các nước và giới lập pháp EU đã mở rộng phạm vi, bao trùm toàn bộ chuỗi giá trị, gồm các các vi xử lý đời cũ, cũng như cơ sở nghiên cứu và thiết kế chip. Các nhà lập pháp tại đây cũng chỉ đích danh IMEC, trung tâm đổi mới hàng đầu thế giới về điện tử nano và công nghệ kỹ thuật số, trụ sở tại Bỉ với hệ sinh thái gồm hơn 600 công ty lớn trong ngành, là lý do chính để rót thêm tiền vào R&D của châu lục này. Không chỉ vậy, việc hỗ trợ tài chính cho toàn bộ chuỗi giá trị cũng giải quyết được khiếu nại từ các quốc gia thành viên nhỏ hơn, phàn nàn về việc tập đoàn Intel bỏ rơi họ để chọn Đức là nơi xây dựng tổ hợp đúc chip lớn của mình. Được biết, STMicroelectronics (Pháp&Ý) đã hợp tác với GlobalFoundries xây dựng một nhà máy sản xuất chip trị giá 6,7 tỷ Euro tại Pháp với nguồn tài trợ từ chính phủ. Theo Reuters Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản không cản trở ngành bán dẫnBộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương kêu gọi Nhật Bản không ủng hộ các nỗ lực của Mỹ trong kiềm chế ngành công nghiệp bán dẫn nước này. |