Làn sóng di cư tới châu Âu qua Belarus ngày càng nhiều hơn khiến EU mở rộng trừng phạt nước này. Tuy nhiên,ủnghoảngdicưbd anh hom nay bài toán khó khủng hoảng di cư này vẫn chưa có lời giải.
Người di cư tại khu vực Grodno, biên giới Belarus - Ba Lan, ngày 8-11-2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo những người muốn di cư tới châu Âu, tuyến đường bộ qua Belarus ít nguy hiểm hơn nhiều so với đường biển, đặc biệt là khi đi cùng con nhỏ. Chưa kể, từ đầu năm 2021, việc xin thị thực trở nên dễ dàng hơn.
Theo đó, Ba Lan và Litva đã công bố các hồ sơ, cho thấy ít nhất 1 công ty du lịch do nhà nước sở hữu ở Belarus đã tạo điều kiện thuận lợi cho những người di cư đi lại dễ dàng hơn từ tháng 5-2021. Trong khi đó, một hãng hàng không nhà nước đã tăng hơn gấp 2 lần số chuyến bay trên tuyến đường phổ biến với những người muốn xin tị nạn.
Reuters đã trao đổi với hơn 30 người di cư, những người đang muốn di cư từ Trung Đông, cả những người đang ở quê nhà của họ, ở biên giới Belarus - Ba Lan và cả ở trung tâm di trú ở Ba Lan thì có khoảng 20 người cho biết thị thực mà họ sử dụng để đi lại là thị thực du lịch. Các hồ sơ mà Ba Lan công bố cho thấy gần 200 người Iraq được hỗ trợ làm thị thực từ một công ty du lịch do nhà nước quản lý ở Belarus để đi các tour du lịch săn bắn và tour khác.
Theo những người di cư từ Iraq, họ phải chi khoảng 1.250-4.000 USD để tới Minsk. Bất chấp chi phí không nhỏ, hàng nghìn người vẫn thực hiện các chuyến đi và xin được thị thực nhờ sự hỗ trợ của các công ty Belarus. Đặc biệt, từ đầu năm tới nay, các bên trung gian hay đại lý cũng có thể giúp họ dịch vụ này. Chính yếu tố này vô hình trung đã khiến các quốc gia EU cho rằng Belarus đã mở cửa để người di cư bất hợp pháp tràn vào châu Âu nên đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt quốc gia này.
Cao ủy phụ trách An ninh và Đối ngoại EU Josep Borrell cho rằng Belarus đứng sau xúi giục và thực hiện nhiều chuyến bay vận chuyển người di cư từ Trung Đông và các nước châu Phi đến nước này và sau đó đưa họ tới biên giới với Ba Lan, Litva và Latvia, những quốc gia thành viên của EU.
Ông Josep khẳng định: “Các lệnh trừng phạt sẽ nhắm đến các cá nhân tổ chức các chuyến bay đưa người từ nhiều quốc gia đến Belarus và sau đó đưa tới biên giới với các nước thành viên EU. Gói trừng phạt mới, có thể là thứ 5, cũng đã được thông qua và sẽ được đưa ra trong ít ngày tới. Trước đó, châu Âu đã đưa ra 4 gói trừng phạt đối với Belarus nhắm vào 15 thực thể và 166 cá nhân, trong đó có cả Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
Trước thực trạng trên, Tổng thống Lukashenko đã bác bỏ cáo buộc Belarus tạo điều kiện cho cuộc khủng hoảng di cư, nhưng ông cũng sẽ không nhận lại những người di cư này.
Đồng quan điểm trên, Bộ Ngoại giao Belarus cho rằng, các cáo buộc Minsk đã “dàn dựng” cuộc khủng hoảng ở biên giới với EU là “lố bịch”. Belarus đã siết chặt kiểm soát biên giới và hãng hàng không Belavia do nhà nước sở hữu không chở người di cư bất hợp pháp.
Trong một động thái liên quan, người đứng đầu cơ quan ngoại giao châu Âu khẳng định, cuộc khủng hoảng đang nằm trong sự kiểm soát, hầu hết các chuyến bay đến thủ đô Minsk của Belarus đã bị dừng lại sau các nỗ lực can thiệp ngoại giao của EU. Trong những ngày gần đây, Phó Chủ tịch EC Margaritis Schinas liên tiếp công du đến Lebanon, UAE và Iraq, đồng thời kêu gọi các quốc gia khác dừng các chuyến bay đến Belarus.
Phản hồi trước đề nghị của EU, Iraq cam kết sẽ tổ chức các chuyến bay hồi hương đầu tiên từ đầu tuần tới. Hãng hàng không Cham Wings Airlines của Syria cũng đã đình chỉ tất cả các chuyến bay đến thủ đô Belarus, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ và UAE ngừng bán vé máy bay cho các công dân Iraq, Syria và Yemen đang cố gắng đến Belarus từ các sân bay của các nước này. Ireland cho biết các hợp đồng cho thuê máy bay của EU với hãng hàng không Belavia cũng sẽ chấm dứt.
Giới quan sát cho rằng, sự đồng bộ từ các quốc gia với EU có thể tạm ngăn chặn làn sóng di cư vào châu Âu. Tuy nhiên, để giải quyết căn cơ tình trạng này thì các quốc gia liên quan cần chấm dứt chiến tranh, tình trạng bạo lực, khủng bố, đói nghèo... Bài toán khó này vẫn chưa có lời giải.
Theo National Interest, khoảng 2.000 người di cư hiện đang mắc kẹt không thể vào Ba Lan và cũng không thể quay lại Belarus. Phản ứng trước điều này, Ba Lan đe dọa sẽ đóng cửa biên giới. Đáp lại, Tổng thống Lukashenko cho biết ông sẽ dừng việc cung cấp khí đốt cho châu Âu. Việc “ăn miếng trả miếng” này càng gia tăng căng thẳng giữa EU và Belarus. |
HN tổng hợp