【trực tiếp bóng đá hôm nay và ngày mai】Sống chậm thời Covid

时间:2025-01-13 05:59:47来源:88Point 作者:Ngoại Hạng Anh

Báo Cà Mau(CMO) Chị hàng xóm của tôi dạo này hay cười méo xệch rồi thơ thẩn bâng quơ: “Ai bảo chăn trâu là khổ/Chăn con bây giờ mới khổ như trâu”. Đầu bù, tóc rối, đồ đạc quên trước, mất sau, lúc nào cũng hớt hơ hớt hải như ma bắt. Thương chị lắm chớ, bởi tôi cũng cùng cảnh ngộ. Qua Tết, dịch bệnh Covid-19 bùng phát, ban đầu là Trung Quốc, rồi sau 100 ngày trở thành đại dịch toàn cầu. Gần 40 tuổi đời, chưa bao giờ tôi thấy học sinh nghỉ Tết hơn 2 tháng trời liên tục như thế. Nhà tôi có 2 cháu, con trai 8 tuổi học lớp 2, còn bé gái nhỏ học mầm non. Anh xã nhà tôi làm phóng viên, nghe ngóng tình hình, nói chưa biết đâu, còn nghỉ tiếp.

Thời Covid, có người ví von chuyện con ở nhà như mùa nghỉ hè. Nhưng tôi thì quả quyết, khác lắm nhé. Nghỉ hè, bé vẫn được đi chơi đó đây, về quê nội ngoại, tham gia các lớp năng khiếu… và bao nhiêu hoạt động khác. Còn nghỉ tránh dịch, chỉ ở nhà và ở nhà. Vợ chồng chia nhau giữ con để đảm bảo không ảnh hưởng công việc. Ngán nhất là ông chồng ở nhà, cứ đi miết. Có cằn nhằn thì ông ấy cự lại: "Nghề anh nó vậy". Để rồi còn mình tôi quay cuồng với 2 đứa nhỏ, đúng là còn cực hơn trâu chớ giỡn đâu.

Mấy ngày đầu nghỉ dịch, thật sự kinh hoàng, tôi cắn răng nghĩ sẽ qua nhanh thôi. Buổi sáng bắt đầu bằng màn xà nẹo của cô con gái nhỏ ngay khi dụi mắt tỉnh giấc: “Mẹ ẵm, mẹ ẵm”. Không ẵm là cô gái ấy khóc nhề nhệ, bất chấp cảm xúc của mẹ nó đang tuột hay đang lên. Có bữa thức khuya làm công việc, sáng buồn ngủ nhíu mắt, bực mình quá, tôi hù doạ: “Không ẵm gì hết”. Và thế là cô gái ấy, dù đang khóc nhiệt tình cũng đủ để tuôn ra một mớ lý luận dữ dội: “Mẹ hổng thương con, mẹ hổng thương con như cô”. Sực nhớ lại, tôi thấy làm mẹ thời hiện đại đúng là có muôn vàn chỗ bất ổn. Hai đứa con tôi, chập chững nói, đi đã được “giao khoán” luôn cho trường học. Sáng tờ mờ đi, chiều muộn mới về nhà. Thằng lớn chạy thêm một lớp tiếng Anh tăng cường buổi đêm, ăn vội vội vàng vàng rồi lại đi học. 9 giờ tối, như cái đồng hồ, tất cả sẽ lên giường ngủ để ngày mai lặp lại thời gian biểu ấy.

Hai đứa con tôi rất ngoan, cho tới khi nổi cộm lên một vấn đề mà trước nay tôi không hề để ý. Tụi nó khắc khẩu nhau, mà ví von cho đúng là như chó với mèo. Ban đầu đứa nhỏ tỉ tê: “Anh Hai, anh Hai”. Sau đó, khi trò chơi lên cao trào, sẽ có màn quánh nhau ầm ĩ. Bạn lớn sẽ hừ hừ hăm doạ, đứa nhỏ cầm được cái gì chọi cái đó, những tiếng gào thét rền vang. Kết thúc, thường là tôi làm vai quan toà phán xử. Để công tâm, cả 2 đứa nhỏ thường cùng nhau úp mặt vô tường. Sau khi hạ hoả, thằng anh Hai lại tỉ tê với em gái: “Em gái ơi, nhà này chỉ có mình ên em thương anh nhứt”.

Màn ẩm thực đỉnh cao của tụi nhỏ mới làm tôi bất ngờ. Hết món này, các bạn ấy lại đòi món khác. Mà ăn xong mỗi món là chiến trường để lại từ nhà trước tới nhà sau, từ phòng khách đến phòng ngủ. Thằng anh đem hũ kem dâu bày ra, hai đứa ban đầu ngồi cầm muỗng ăn hết sức lịch sự, từ tốn. Tôi quay ra dọn nhà. Chỉ một lát sau, hũ kem ấy đã được mang vào cho các em gấu, heo, cá voi, búp bê masha ăn cùng. Cô con gái nhỏ còn có khả năng làm điệu ít ai sánh kịp. Bao nhiêu thứ sữa dưỡng ẩm, son môi của mẹ đều đem ra để trang điểm. Và em ấy hay thích khoe thành quả của mình: “Mẹ, mẹ nhìn con có đẹp không”. Sự phá hoại lên mức đỉnh điểm khi tôi cùng chồng ăn cơm, thằng con đá trái banh trúng ngay hồng tâm, canh, kho, cơm, xào văng tung toé. Cầu thủ vào nhe răng cười: “Con nhắm kỹ lắm mới trúng á”.

Minh hoạ: Minh Tấn

Sau 1 tháng đầu tiên nghỉ dịch, tôi mang tâm tư của mình chia sẻ với má ruột: “Má à, hồi đó má nuôi anh em tụi con 5, 6 đứa thấy khoẻ ru. Con có 2 đứa mà sao cực quá trời”. Má cốc đầu tôi rồi cười hiền từ: “Khoẻ thằng cha mày chớ khoẻ”. Má nói, tụi tôi chỉ cắm đầu làm việc, ít dành thời gian cho con, cho nhau nữa. Má nhìn chồng tôi mà lắc đầu: “Bây đi công việc đã đành, còn phải tiếp vợ chăm sóc con với chớ”. Con nít đâu phải chỉ cần ăn là đủ. Con nít vui nhất là được quan tâm, được sống trong sự yêu thương, tôn trọng và cả sự rèn giũa của ba mẹ. Vợ chồng tôi thấy má nói đúng, sẵn sàng cho kế hoạch giai đoạn 2.

Bàn bạc xong, vợ chồng tôi đi tới quyết định: sống chậm thời Covid. Công việc được tối giản, thời gian dành cho con được coi là nhiệm vụ then chốt.

Buổi sáng, vợ chồng thức sớm, cùng nấu bữa sáng. Hai đứa nhỏ thức dậy, tôi dịu dàng hơn với cô công chúa và rủ rỉ: “Con gái lớn rồi, không được nhõng nhẽo nữa”. Câu thần chú ấy khiến em gái nhoẻn miệng cười và ngoan ngoãn nghe theo mẹ. Anh trai lớn, hay cằn nhằn: “Con ăn sáng xong rồi mới đánh răng”. Chồng tôi chỉ nhắc: “Con đánh răng trước để em học đánh theo, làm anh khó đấy”. Kết quả ngoài sức tưởng tượng, cả 2 bé ngoan ngoãn thực hiện bài đánh răng mà thầy cô giáo dạy ở trường. Vợ chồng tôi mạnh dạn giao nhiệm vụ cho cả 2 anh em khi tới bữa ăn phải cùng dọn mâm cơm, cùng ngồi vào bàn ăn. Đúng là con nít rất thích làm người lớn, rất thích được tôn trọng. Chỉ cần vợ chồng tôi nói: “Bây giờ các con lớn rồi…”, vậy là cả anh Hai và cô Út bỗng nhiên chững chạc, tự tin và tự giác đến lạ lùng.

Tôi xin tạm nghỉ công việc, ở nhà để chăm sóc 2 đứa con. Tiền ít một chút không sao, niềm vui được gần gũi, hiểu con, thấy con lớn từng ngày mới là món quà tuyệt diệu mà bấy lâu nay tôi đã hời hợt từ bỏ. Thì ra anh Hai đã 8 tuổi, biết quan tâm đến những vấn đề xã hội quanh mình. Tiếc rằng trước đây, tôi đã phủ nhận suy nghĩ của con một cách quá cực đoan. “Mẹ ơi, tại sao người châu Âu không chịu đeo khẩu trang?”, khi con hỏi, tôi gạt phắt: “Đó không phải là chuyện của con nít”. Khi xem thời sự, con trai hay đưa ra bình luận, hầu hết bị tôi cho là nói nhảm và ít nhận thấy rằng, em ấy buồn vì suy nghĩ của mình không được đón nhận. Và rồi, vợ chồng tôi cùng bàn bạc với em ấy để thống nhất thời gian biểu ôn luyện lại bài vở trong thời gian nghỉ dịch. Mỗi ngày chỉ cần 1 tiếng đồng hồ. Ban đầu cũng có chút khó khăn, nhưng dần dà cũng quen và thành nền nếp. Chồng tôi cũng hay chia sẻ với con những thông tin mới về dịch bệnh, về yêu cầu của trường lớp đối với học sinh khi nghỉ học tránh dịch, về thời gian của năm học có thể bị xáo trộn. Em bắt đầu quan tâm hơn đến ý kiến đóng góp của ba mẹ, miễn là lắng nghe em và không có yếu tố nạt nộ, hăm doạ. Đó là một kết luận mà bấy lâu nay vợ chồng tôi không nhận ra hoặc không biết cách để nhận ra.

Khi người ta càng lớn, hình như khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình càng xa. Đó là điều mà tôi cảm nhận từ chính anh chị em của mình. Và má tôi ở quê, đã bao lâu nay tôi không có thời gian cận kề phụng dưỡng. Cuộc sống xô bồ, nhiều lúc tôi hoang mang mà không nhận ra, chỉ cần về với má, nghe má nói vài câu, tự dưng mọi bế tắc đều có cách tháo gỡ, giải quyết. Hai thiên thần của tôi đang trong giai đoạn tuổi thơ đẹp nhất của cuộc đời, thời điểm các bạn ấy cần đến ba mẹ nhất, vậy thì tại sao chúng tôi, những người tự coi mình là người lớn, người trưởng thành, lại có thể xa rời các bạn ấy.

 Sự lựa chọn, bao giờ cũng là nỗi quằn quại, đớn đau!

Vợ chồng tôi rời quê ra phố. Cái thành phố với những con người hầu như chỉ sống vì quan hệ công việc và lợi ích vật chất. Có biết bao người thành phố sống như một con rùa rúc cổ vào thế giới riêng của mình khi trở về tổ ấm. Người thì tiền bạc, người thì công việc, người thì với chiếc điện thoại thông minh… Bữa cơm gia đình rời rạc và lầm lũi. Để rồi, khi sự tôn trọng, thấu hiểu và ràng buộc máu thịt trở nên quá lỏng lẻo, có bao nhiêu điều đau lòng đã xảy ra mà người ta vẫn cảnh báo là sự suy đồi đạo đức của xã hội, mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường. Chúng tôi đã cật lực phản đối những điều ấy để rồi dần dần đi vào chính vết xe đổ ấy. Thật sự, dịch bệnh đã dành cho tôi một cơ hội, một khoảng thời gian quý báu để nhìn nhận lại tất cả những gì bản thân lỡ để trôi qua, hoặc trong sự u mê của dòng sông đời cuộn xiết, tôi đã ngộ nhận.

Dịch bệnh đang hoành hành thế giới. Tôi chọn sống chậm để sáng sáng, 2 thiên thần nhỏ bé của tôi thỏ thẻ: “Ba mẹ thương con nhất”. Và, để sau này, khi lớn lên, các con chúng tôi biết trân trọng một điều giản dị: Gia đình là nơi tuyệt vời nhất, quý giá nhất của mỗi con người./.

Phạm Quốc Rin

相关内容
推荐内容