Cổ phiếu CII "bay cao" và "ngã sâu"
Giai đoạn 3 tháng cuối năm 2021 được coi là thời điểm thăng hoa của cổ phiếu CII với cú bốc đầu ngoạn mục,ổphiếubaycaorồingãsâuvàgóckhuấtsauhàngtồgiá kèo bóng đá tăng như diều gặp gió từ mức giá chỉ dưới 20.000 đồng/cổ phiếu thời điểm giữa tháng 10/2021 lên đỉnh gần 57.900 đồng/cổ phiếu vào đúng phiên chào khai xuân năm Nhâm Dần, tức phiên 7/2/2022. Theo đó CII đã tăng gần 3 lần chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng.
Tuy nhiên sau lập đỉnh trong phiên khai xuân, cổ phiếu CII lao dốc liên tục, tụt xuống tận đáy sâu chỉ còn 26.300 đồng/cổ phiếu vào đúng ngày Lễ tình yêu Valantine 14/2. Đây có thể coi là một “cú ngã trời giáng” cho các nhà đầu tư nắm cổ phiếu CII giai đoạn sau tết, bởi cổ phiếu này đã rơi theo tốc độ của xe không phanh lao dốc, giảm chỉ còn chưa đầy phân nửa giá trị chỉ trong 1 tuần.
CII: Cổ phiếu bay cao rồi ngã sâu và góc khuất sau hàng tồn kho |
HMG “đảo lộn” số liệu báo cáo tài chính sau khi có kết luận Kiểm toán Nhà nước SMC: Sóng lớn 'xìu' dần và góc khuất tài chính đằng sau hàng tồn kho Gelex (GEX): Chùn bước sau cú “bốc đầu” và chuyện vừa mua vừa bán trái phiếu |
Đợt bùng nổ và ngã ngựa vừa qua của cổ phiếu CII cũng là một đợt sóng gây nhiều cảm xúc nhất của cổ phiếu CII trong trong 5 năm qua. Trước đó, cổ phiếu này cũng có một đợt sóng mạnh và lập đỉnh vào tháng 4/2017. Tuy nhiên, đợt sóng cách đây 5 năm là một quá trình leo dốc kéo dài của cổ phiếu trong vài năm trước đó và đợt thoái trào cũng diễn ra trong một giai đoạn dài. Theo đó, đợt sóng diễn ra từ tháng 10 đến nay của CII có thể là đợt sóng “sốc” nhất trong lịch sử giao dịch của cổ phiếu này từ trước đến nay.
Biến động của cổ phiếu CII thời gian qua một phần có thể cũng là bức tranh phản ánh cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp này. Trong quý III/2021, doanh thu thuần và lợi nhuận của CII có sụt giảm, do đây là giai đoạn trũng nhất của kinh tế do giãn cách xã hội và CII phải tạm dừng thu phí các dự án giao thông, tạm dừng thi công các dự án hạ tầng cơ sở. Tuy nhiên, công ty vẫn có lợi nhuận dương, cụ thể đạt 10,6 tỷ đồng trong quý III, trong khi đó, quý IV là giai đoạn các hoạt động phục hồi trở lại thì CII lại bất ngờ báo lỗ.
Quý IV/2021, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của CII đạt âm 372 tỷ đồng, sụt giảm mạnh so với kết quả dương 11,5 tỷ đồng cùng kỳ năm trước. Con số thua lỗ sâu của CII trong quý cuối đã thổi bay toàn bộ thành quả trong 9 tháng trước đó, lợi nhuận sau thuế cả năm 2021 ghi nhận âm 247 tỷ đồng, trong khi năm 2021 công ty có kết quả lợi nhuận sau thuế dương 472 tỷ đồng.
Ẩn số đằng sau hàng tồn kho
Một trong những lý do khiến cho công ty bị thua lỗ trong quý IV/2021 dẫn đến thua lỗ trong cả năm 2021 là sự gia tăng của chi phí lãi vay trong giai đoạn này.
Cụ thể, chi phí lãi vay đã tăng từ 203 tỷ đồng quý IV/2020 lên mức 391 tỷ đồng trong quý IV/2021 (tăng 93%). Chi phí lãi vay cả năm cũng đã tăng từ 901 tỷ đồng năm 2020 lên mức 1.279 tỷ đồng năm 2021 (tăng 42%).
Trong cơ cấu tài chính, quy mô nợ của CII cũng vẫn ở mức khá cao với tổng giá trị nợ phải trả cuối năm 2021 là 22.503 tỷ đồng, lớn gấp 2,7 lần so với vốn chủ sở hữu.
Quy mô nợ cao khiến công ty chịu áp lực chi phí lãi vay một phần do công ty đang phải ngập tiền trong hàng tồn kho. Cụ thể trong các nhóm tài sản của CII, một trong những điểm đáng chú ý là hàng tồn kho tăng mạnh 44% trong năm và đạt giá trị lên tới 4.517 tỷ đồng vào thời điểm cuối quý IV. Trong diễn biến dòng tiền, số tiền chi ròng cho hàng tồn kho của CII trong năm 2021 đã ghi nhận còn số lên tới 979 tỷ đồng, động thái này trái ngược hoàn toàn với diễn biến của năm 2020 khi công ty thu ròng từ hàng tồn kho 1.159 tỷ đồng.
Hàng tồn kho chủ yếu nằm ở chi phí sản xuất kinh doanh tại các dự án bất động sản chưa hoàn thành, hạng mục này đã tăng từ 2.975 tỷ đồng hồi đầu năm lên mức 4.334 tỷ đồng vào cuối năm.
Các dự án đang triển khai chưa xong của CII gồm có Dự án khu nhà ở chung cư tại lô 3.15, Dự án cao ốc 152 Điện Biên Phủ, Dự án khu dân cư Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, Dự án khu nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp khu dân cư Delagi… và một số dự án nhỏ khác. Trong đó, dòng tiền của CII đang ngập chủ yếu tại Dự án khu nhà ở chung cư tại lô 3.15.
So sánh con số hàng tồn kho của một số doanh nghiệp thuộc các ngành xây dựng, bất động sản, BOT, hạ tầng giao thông… thì có thể thấy có sự chênh khá nhiều giữa các doanh nghiệp khác nhau.
Tỷ lệ so sánh doanh thu thuần/hàng tồn kho cuối kỳ của CII là 63,5%, vẫn cao hơn khá nhiều so với một doanh nghiệp ngành hạ tầng giao thông là Công ty cổ phần Phát triển hạ tầng giao thông Idico (mã cổ phiếu HTI).
Tuy nhiên, tỷ lệ này của CII vẫn thấp hơn đáng kể so với doanh nghiệp ngành xây dựng và bất động sản như Vinaconex (mã cổ phiếu VCG) và Hưng Thịnh Incons (mã cổ phiếu HTN). Đặc biệt, một doanh nghiệp BOT là Tasco thậm chí có tỷ lệ doanh thu thuần/hàng tồn kho cao chót vót lên tới 1.115%.
Trong sự cân đối tài chính, các doanh nghiệp có hàng tồn kho cao sẽ chịu áp lực lớn về chi phí tài chính do phải “nuôi” số hàng tồn kho lớn. Tuy nhiên, những doanh nghiệp có hàng tồn kho quá thấp so với doanh thu lại phải đối mặt với vấn đề khác là sẽ khó đẩy mạnh doanh thu trong tương lai, do có thể không chuẩn bị kịp lượng hàng gối đầu cho nhu cầu bán hàng trong giai đoạn mới.
So sánh hàng tồn kho của CII với một số doanh nghiệp khác (tỷ đồng)
CII | Hưng Thịnh Incons (HTN) | Vinaconex | Tasco (HUT) | Idico | |
Doanh thu thuần | 2.868 | 6.164 | 5.742 | 870 | 334 |
Hàng tồn kho (số cuối kỳ) | 4.517 | 980 | 3.630 | 78 | 2.357 |
Tỷ lệ doanh thu/hàng tồn kho | 63,5% | 630% | 158% | 1.115% | 14,2% |