Có những DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ biến tướng hoạt động theo kiểu "xã hội đen". Ảnh: internet. Hầu như không có lãi Về tình hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thời gian qua,ăngcườngsựgiámsátcủatoànxãhộiđốivớihoạtđộngdịchvụđòinợltd bd italia theo báo cáo của 43 tỉnh, thành phố, đến hết năm 2015, cả nước hiện có 3 tỉnh, thành phố có DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ còn hoạt động.
Trong đó, TP.HCM đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận an ninh, trật tự cho 34 cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Đà Nẵng có 4 DN với tổng số vốn điều lệ là 6,5 tỷ đồng. Tỉnh An Giang có 1 DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ còn hoạt động. Riêng Hà Nội chỉ có ý kiến tham gia với dự thảo Nghị định, chưa có báo cáo số liệu các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ đang hoạt động trên địa bàn thành phố.
Một số tỉnh, thành như Hải Phòng, Nghệ An, Hải Dương, Tiền Giang, Sóc Trăng, Khánh Hòa... đã có DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhưng nay không còn hoạt động. Số lượng các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ ngày càng thu hẹp.
Về kết quả kinh doanh, đa số các DN kinh doanh không có lãi. Theo nhận định của Bộ Tài chính, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ đã dần đi vào nề nếp, các DN hoạt động theo quy định của pháp luật, công khai minh bạch các hoạt động nhận nợ, thu hồi nợ và đã hạn chế bớt các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ không đủ tiêu chuẩn và hoạt động theo kiểu “xã hội đen”.
Tồn tại nhiều sai phạm
Đánh giá việc triển khai Nghị định 104 của Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết: Văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực này đã được tăng cường hơn, qua đó kiểm soát chặt chẽ điều kiện thành lập đối với DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ để từng bước đưa ngành nghề này vào nề nếp.
Tuy vậy, do tính chất nhạy cảm của hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ nên trên thực tế, hoạt động của các công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt còn xảy ra các vi phạm về an ninh, trật tự.
Bộ Tài chính liệt kê một số hành vi như: Sử dụng nhân viên không đủ điều kiện, tiêu chuẩn; hoạt động không đúng địa chỉ, không đúng nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; công tác kiểm tra, giám sát của các Cơ quan chức năng còn hạn chế do các DN thường xuyên không thực hiện báo cáo theo quy định; hoạt động kinh doanh không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự. Thậm chí, nặng nề hơn, một số DN còn có những sai phạm liên quan đến an ninh trật tự như vụ Công ty Tai Ga (TP.HCM) đòi nợ có hành vi “khủng bố”, nhân viên Chi nhánh Công ty Công Lý (TP.HCM) có hành vi câu kết với các đối tượng "xã hội đen" để bắt cóc, tống tiền để đòi nợ.
Do đó, đòi hỏi phải có quy định rõ ràng hơn để kiểm tra, giám sát các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ, đồng thời cần nâng cao vai trò của lực lượng công an nhân dân trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt động này do chỉ có lực lượng công an mới có đủ lực lượng, phương tiện và nghiệp vụ để đưa hoạt động này vào nề nếp.
Bắt buộc mặc đồng phục
Xây dựng dự thảo Nghị định thay thế, việc đầu tiên Bộ Tài chính đề xuất là bỏ các quy định về điều kiện vốn, tiêu chuẩn đối với người quản lý và người lao động các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
Theo lý giải của cơ quan này, Luật DN 2014 không còn quy định về vốn pháp định, vì vậy với đa số ngành nghề, vốn không còn là một điều kiện kinh doanh (trừ một số ngành đặc biệt như ngân hàng, chứng khoán...). Chiếu theo quy định này điều kiện DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có vốn tối thiểu là 2 tỷ đồng nhằm đảm bảo các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ phải có cơ sở vật chất tối thiểu khi tiến hành hoạt động kinh doanh như hiện hành là không còn cần thiết.
Bên cạnh đó, qua quá trình thực hiện Nghị định 104, Bộ Tài chính thấy rằng, tương tự hoạt động kinh doanh của các DN thuộc các ngành nghề khác, năng lực chuyên môn của người quản lý và người lao động các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ chỉ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của chính DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ mà không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của các DN khác cũng như đến nền kinh tế. Với lý do nay, quy định điều kiện về năng lực chuyên môn của người quản lý và người lao động trong các DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng không cần thiết nữa.
Đặc biệt, để hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ được giám sát nghiêm ngặt hơn, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung quy định về trang phục đối với nhân viên đòi nợ.
Cụ thể: DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ tự thiết kế mẫu trang phục và thông báo với cơ quan công an có thẩm quyền, chính quyền địa phương về việc sử dụng trang phục này. Người thực hiện các hoạt động đòi nợ phải mặc trang phục, đeo thẻ nhân viên và có giấy giới thiệu của DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ khi làm việc trực tiếp với chủ nợ hoặc khách nợ hoặc với tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Quy định này được kỳ vọng sẽ tăng cường sự giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động này thông qua việc nhận diện nhân viên đòi nợ, qua đó hạn chế tình trạng tụ tập, gây rối; đồng thời giúp nâng cao nhận thức của xã hội về ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng là ngành nghề hợp pháp; tạo yên tâm cho tổ chức, cá nhân khách nợ khi tiếp xúc, làm việc.
Việc quy định về trang phục còn tạo ra ý thức tuân thủ pháp luật của người lao động trong DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ, hạn chế các vi phạm khi thực hiện đòi nợ, thể hiện sự chuyên nghiệp của người lao động trong DN kinh doanh dịch vụ đòi nợ. |