【porto – estoril】Tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng từ mua sắm tập trung
Hiện, Bộ Tài chính tiếp tục đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát danh mục tài sản mua sắm tập trung để bảo đảm tài sản được đưa vào danh mục, góp phần công khai, minh bạch và tiết kiệm cho ngân sách.
Mua sắm đúng định mức nhưng vẫn tiết kiệm cho ngân sách
Mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung được thí điểm từ năm 2008 đã mang lại nhiều lợi ích. Trong giai đoạn 5 năm (2008 - 2012), ước tính số tiền chênh lệch giữa số dự toán và số thực tế mua sắm tài sản theo phương thức tập trung là hơn 467 tỷ đồng. Tuy nhiên, chỉ riêng trong năm 2017, tiết kiệm từ mua sắm tập trung ở một bộ đã vượt con số này. Kết quả đó đã một lần nữa khẳng định đây là hướng đi đúng.
Tài sản công được quản lý và sử dụng ngày càng chặt chẽ hơn, triệt để tiết kiệm cho ngân sách nhà nước (NSNN). Việc mua sắm các tài sản công phải thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức quy định, kế hoạch và dự toán NSNN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các bộ, ngành và địa phương phải ban hành tiêu chuẩn, định mức về máy móc, thiết bị chuyên dùng (chủng loại, số lượng) trang bị cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, làm cơ sở cho việc thực hiện mua sắm, quản lý, xử lý tài sản.
Các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung, bảo đảm tuân thủ tiêu chuẩn, định mức, chế độ và tiết kiệm, hiệu quả. Chỉ tính riêng trong năm 2017 đã có 28 bộ, ngành, 61 địa phương đã công bố danh mục tài sản thực hiện mua sắm tập trung. Một số bộ, địa phương đạt kết quả tốt, như: Bộ Y tế đã tiết kiệm được 477 tỷ đồng khi tổ chức đấu thầu mua sắm tập trung thuốc biệt dược gốc và thuốc Generic. TP. Hà Nội thực hiện mua sắm tập trung 65 gói thầu, gồm: Mua sắm thiết bị văn phòng, bàn ghế học sinh; mua sắm trang thiết bị y tế với tổng giá trị gói thầu tiết kiệm được 50,844 tỷ đồng và giảm hơn 231 tỷ đồng so với dự toán đăng ký nhu cầu. Yên Bái tiết kiệm được 918 triệu đồng, Lai Châu tiết kiệm được 12,27 tỷ đồng...
Theo Bộ Tài chính, việc thực hiện mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung đã tạo sự chuyển biến về nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản nhà nước tiết kiệm và hiệu quả; đồng thời, phương thức này góp phần đảm bảo việc quản lý, sử dụng tài sản nhà nước chặt chẽ, đúng pháp luật, tránh tình trạng mua sắm tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức.
Sẽ có lộ trình mua sắm tập trung cấp quốc gia
Để tiếp tục thực hiện hiệu quả phương thức mua sắm mang lại nhiều lợi ích này, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, cơ quan trung ương, UBND cấp tỉnh rà soát danh mục tài sản mua sắm tập trung của đơn vị mình để ban hành, sửa đổi, bổ sung, bảo đảm tài sản được đưa vào danh mục mua sắm tập trung đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và thực tế của các bộ, ngành, địa phương; đồng thời, tổ chức mua sắm tập trung tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung của bộ, ngành, địa phương đúng quy định của pháp luật.
Việc mua sắm tập trung cấp bộ, cơ quan trung ương, cấp tỉnh và trách nhiệm kiểm soát chi, hồ sơ kiểm soát chi mua sắm tập trung thực hiện theo quy định của pháp luật đảm bảo công khai, minh bạch, tránh thất thoát tài sản công. Kho bạc nhà nước các cấp thực hiện kiểm soát chi đối với mua sắm tập trung từ nguồn NSNN; không thanh toán các khoản kinh phí mua sắm tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung mà không thực hiện theo phương thức này hoặc hợp đồng mua sắm không phù hợp với quy định của pháp luật.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công quy định việc mua sắm tài sản công được thực hiện theo phương thức mua sắm tập trung hoặc mua sắm phân tán. Phương thức mua sắm tập trung được áp dụng bắt buộc đối với tài sản thuộc danh mục tài sản mua sắm tập trung theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Theo ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã quy định về mua sắm tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo phương thức tập trung theo hướng điều chỉnh, bổ sung một số nội dung như: nguồn vốn thực hiện mua sắm tập trung; lộ trình mua sắm tập trung cấp quốc gia; xử lý việc mua sắm đối với tài sản thuộc danh mục mua sắm tập trung phát sinh đột xuất trong năm; xử lý mua sắm đối với tài sản thuộc dự án đầu tư xây dựng nằm trong danh mục tài sản mua sắm tập trung.
Để chủ trương mua sắm tài sản tập trung tiếp tục thực hiện có hiệu quả, rất cần sự vào cuộc, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương, trong đó đặc biệt là vai trò người đứng đầu. Mua sắm tập trung sẽ bảo đảm tính minh bạch, thuận tiện cho công tác kiểm tra, giám sát phòng chống tham nhũng, lãng phí trong mua sắm công, góp phần tiết kiệm chi tiêu công, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. |
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Của nhà cũng trộm
- ·Suzuki Wagon R vừa ra mắt giá chỉ khoảng 200 triệu có gì hay
- ·Honda City 2017 ‘giá rẻ như bèo’ chuẩn bị về Việt Nam
- ·Xổ số Vietlott: Đến khi nào người Hà Nội mới trở thành tỷ phú
- ·Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến chuẩn bị Kỳ họp bất thường lần thứ 9
- ·Giá vàng hôm nay ngày 22/2/2017 tăng trở lại sau nhiều phiên giảm
- ·'Bức tường' giá 1,5 tỷ đồng ở Hà Nội: Chỉ là tin đồn?
- ·Phát hiện cánh khủng long nằm trong hổ phách hàng chục triệu năm
- ·Đấu giá biển ô tô 30K
- ·Hình ảnh mới nhất của chiếc xe mui trần Audi A5 Cabriolet
- ·Tin bão số 1 mới nhất: Đổ bộ vào Quảng Ninh
- ·Đặt trước iPhone 7 từ hệ thống Viettel Store được giảm 1 triệu
- ·Giá vàng hôm nay 28/2: Nhiều yếu tố hỗ trợ giá vàng
- ·Những lời chúc Valentine ‘ngọt như kẹo’ dành cho nàng
- ·Nguyên nhân tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 6 người thương vong ở Hà Giang
- ·Kỹ năng sống giúp cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn.
- ·Giá vàng hôm nay 5/3: Giá vàng phục hồi nhẹ
- ·Mua bán xăng dầu kém chất lượng, 5 doanh nghiệp bị phạt
- ·Mỹ phát triển hệ thống giao tiếp não người với máy tính
- ·Giá vàng hôm nay ngày 20/2/2017 giảm nhẹ chuyên gia vẫn lạc quan