ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc,ểnđổisốthưviệnkhôngđơngiảnlàđầutưcôngnghệlich bong da vn đại diện bộ phận thư viện Trường Du lịch - ĐH Huế
Qua thời gian, bà nhận thấy mức độ quan tâm của sinh viên thế nào với thư viện truyền thống và thư viện số?
Hơn 20 năm công tác ngành thư viện, đầu tiên là Trường ĐH Nông Lâm (từ năm 2000) và năm 2009 chuyển sang công tác tại Khoa Du lịch – ĐH Huế (nay là Trường Du lịch), tôi thấy nhu cầu bạn đọc và văn hóa đọc, nhất là giới trẻ có thay đổi. Khi làm khảo sát với 942 sinh viên (SV) của 7 trường thuộc ĐH Huế, kết quả cho thấy văn hóa đọc của SV đang bị ảnh hưởng khi công nghệ và hàng loạt phương tiện giải trí ra đời. Đây là vấn đề mà các thư viện nghiên cứu, tìm giải pháp.
Tại thư viện Trường Du lịch - ĐH Huế, từ năm 2009, chính sách xây dựng thư viện số được hình thành. Thư viện trường có chính sách sưu tầm các nguồn cơ sở dữ liệu (CSDL) mở trên thế giới; giới thiệu kịp thời những CSDL của các nhà xuất bản lớn trên thế giới khi có những chính sách dùng thử; xây dựng các bộ sưu tập tài liệu điện tử theo chuyên ngành đào tạo... Đến đầu năm 2010, mô hình thư viện điện tử đã được ra đời, đem lại hiệu quả cao trong việc cung cấp dịch vụ thư viện phục vụ học tập và giảng dạy.
Sinh viên quét mã QR truy cập vào thư viện điện tử
Làm việc lâu năm tại thư viện trường ĐH, tôi thấy rõ mức độ quan tâm của SV với thư viện truyền thống và có thể khẳng định dù thư viện số phát triển vượt bậc thì thư viện truyền thống vẫn có sức hút riêng. Tuy nhiên, các thư viện phải luôn thay đổi, cập nhật theo nhu cầu, bối cảnh mới.
Hiện nay, đối tượng tìm đến thư viện là SV năm cuối để tra cứu tài liệu làm khóa luận; SV năm 3 đến thư viện để tìm tài liệu tham gia làm nghiên cứu khoa học. Trong khi SV năm 1, 2 lại là đối tượng ít đến thư viện hơn. SV có xu hướng sử dụng tối đa những trải nghiệm dịch vụ số và sẵn sàng tiếp nhận thích nghi với mô hình thư viện thông minh. Đó là thực trạng chung của nhiều thư viện ĐH.
Bà có thể chia sẻ cụ thể hơn về quá trình chuyển đổi số lĩnh vực thư viện ở các trường ĐH hiện nay?
Phần lớn thư viện ĐH hiện nay, đặc biệt là các thư viện thuộc ĐH Huế đã và đang trong 2 giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi số. Đó là số hóa dữ liệu, chuyển tài liệu bản cứng chuyển thành file mềm trên máy tính, xây dựng nguồn tài nguyên nội sinh; các bộ sưu tập luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu, sách giáo trình, bài giảng… tạo nên nguồn dữ liệu phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu. Thứ hai là, số hóa quy trình, sử dụng các phần mềm để tối ưu hóa quy trình, giúp bạn đọc tìm kiếm tài liệu theo phương thức cơ bản.
Các trường thành viên ĐH Huế đều được hưởng dự án khai thác các nguồn CSDL điện tử quốc tế làm đa dạng hóa nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu tạo nên những nguồn dữ liệu rất lớn. Các thư viện cũng tích hợp thêm các ứng dụng (như quét mã QR) để truy cập thư viện điện tử.
Tuy nhiên, vẫn còn có những tồn tại, khó khăn thách thức. Nhìn chung, các thư viện đã xây dựng CSDL nhưng vẫn đang thiếu công cụ quản lý chuyên nghiệp và hiện đại. Nói cách khác, các dữ liệu tại thư viện đang nằm độc lập phân tán từ nhiều đường dẫn khác nhau.
Một thách thức lớn khác đối với các thư viện ĐH trong quá trình chuyển đổi số là làm thế nào để việc xây dựng hệ thống tài nguyên khóa học đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục ĐH hiện nay, đặc biệt là hoạt động đào tạo trực tuyến.
Có ba yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành công trong việc xây dựng hệ thống tài nguyên khóa học là: Con người - dữ liệu - công nghệ. Việc xây dựng chiến lược, phân tích mục tiêu hoạt động trong từng giai đoạn để tìm ra giải pháp công nghệ phù hợp, sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo và sự phối hợp giữa cán bộ thư viện với giảng viên, các phòng ban trong việc hoàn thiện hệ thống tài nguyên khóa học là các yếu tố rất quan trọng trong quá trình xây dựng.
Để giải quyết những vấn đề trên, theo bà có cần đầu tư mạnh về công nghệ, ứng dụng công nghệ thông minh vào quản lý thư viện?
Đó là suy nghĩ của nhiều người, nhưng theo tôi chỉ đúng một phần. Chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện không đơn giản chỉ là sự đầu tư, ứng dụng công nghệ mà trước hết cần vạch ra chính sách và lộ trình phù hợp. Chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ, nhưng công nghệ chỉ là công cụ thực hiện mục tiêu của mình. Đầu tư công nghệ khi chưa có chính sách phát triển, chưa có CSDL là chưa phù hợp.
Việc nghiên cứu tìm hiểu mô hình chuyển đổi số phù hợp cho hoạt động thông tin thư viện ĐH là cần thiết nhưng không chỉ dừng lại việc áp dụng mô hình thành công hiện có mà cần phải xem xét đến các yếu tố nội sinh, năng lực và bối cảnh hoạt động thực tiễn của thư viện để đem lại tính hiệu quả cao và chống lãng phí.
Để chuyển đổi số thành công, thư viện các trường ĐH nên làm gì?
Hiện nay, “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kèm Quyết định 206/QĐ-TTg ngày 11/2/2021 trở thành kim chỉ nam cho việc xây dựng thư viện trong thời điểm này và tương lai.
Theo tôi, để chuyển đổi số thành công trong hoạt động thư viện thì phải xác định rõ mục tiêu của chuyển đổi số trong hoạt động thư viện phải đem lại ba vấn đề chính là tăng giá trị trải nghiệm của người sử dụng thư viện; tối ưu hóa quy trình làm việc giúp tiết kiệm chi phí đầu tư, thời gian và tăng sự hài lòng của người sử dụng thư viện; tìm ra mô hình hoạt động phù hợp, cần phải xem xét, phân tích trực trạng liên quan đến các yếu tố nội sinh, năng lực và bối cảnh hoạt động thực tiễn của thư viện để đem lại tính hiệu quả cao và tránh lãng phí không cần thiết.
Thứ hai, phải gắn kết mọi người làm công tác thư viện cùng hướng tới mục tiêu chung là chuyển đổi số. Đây là một sự thay đổi về văn hóa chứ không chỉ là công nghệ. Bên cạnh đó, cần phân tích, chọn lựa nên sử dụng công nghệ nào để đáp ứng mục tiêu đề ra trong từng giai đoạn; xây dựng ngân sách cho việc chuyển đổi theo từng giai đoạn, bao gồm ngân sách mua công nghệ và ngân sách đào tạo nguồn nhân lực kỹ năng cao. Việc đào tạo mới và đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần các thư viện phải thường xuyên tiến hành. Đội ngũ cán bộ thư viện phải là người chủ động trong việc nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ để có đủ khả năng, năng lực số để duy trì và phát triển quá trình chuyển đổi số...
Xin cảm ơn những chia sẻ của bà!
HỮU PHÚC (Thực hiện)