游客发表
发帖时间:2025-01-10 20:01:52
11 tháng đã trôi qua, nhưng tỷ lệ giải ngân của cả nước vẫn đang thấp. Ảnh tư liệu |
Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, ngoài 18 bộ, ngành và 40 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, hiện vẫn còn 28 bộ, ngành và 23 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân chung. Theo đó, ước hết tháng 11, cả nước mới giải ngân được 410.953,1 tỷ đồng, đạt 54,8% kế hoạch, đạt 60,43% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Bộ Tài chính yêu cầu điều chuyển vốn giữa các dự án, đảm bảo tiến độ giải ngânLà đơn vị đảm bảo nguồn thanh toán cho các dự án, Bộ Tài chính đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương cần chủ động, kịp thời điều chuyển vốn giữa các dự án không có khả năng giải ngân hoặc chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn, đảm bảo tiến độ giải ngân trong chặng nước rút này. |
Đáng chú ý, việc một số địa phương kế hoạch lớn nhưng tỷ lệ giải ngân không cao đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước (TP. Hồ Chí Minh được giao 79.263,78 tỷ đồng, chiếm 11,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao cả nước nhưng chỉ mới giải ngân 22,52%; TP. Hà Nội được giao 77.003 tỷ đồng, chiếm 11,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao nhưng tỷ lệ giải ngân cũng mới đạt 55,33%).
Đối với các dự án trọng điểm quốc gia, do đang gặp phải các vướng mắc liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng; nguồn nguyên vật liệu và cả việc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng không sát với giá thị trường gây khó khăn trong lập dự toán và triển khai dự án; công bố chỉ số giá không đầy đủ, chưa kịp thời, gây khó khăn trong công tác điều chỉnh giá các hợp đồng xây lắp... nên tiến độ giải ngân cũng đang chậm lại.
Báo cáo từ Bộ Tài chính cho biết, đến hết ngày 31/10/2024, tổng số vốn giải ngân của 9 dự án quan trọng quốc gia ngành Giao thông vận tải là 52.999,43 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 52,3% kế hoạch năm 2024 được giao (101.340,21 tỷ đồng), trong đó, vốn ngân sách trung ương là 49.145,72 tỷ đồng, đạt 62%; vốn ngân sách địa phương là 3.853,71 tỷ đồng, đạt 17,5%.
11 tháng đã trôi qua, nhưng tỷ lệ giải ngân của cả nước vẫn đang thấp, thậm chí còn thấp hơn cả cùng kỳ năm trước tới gần 5% (cùng kỳ năm 2023 đạt 59,4% kế hoạch và đạt 65,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Do đó, bài toán đặt ra lúc này là cần có sự quyết tâm và nỗ lực lớn từ các bộ, ngành, địa phương, nhất là các địa phương đang có tỷ lệ giải ngân thấp hơn so với bình quân chung của cả nước để hoàn thành mục tiêu Thủ tướng Chính phủ đặt ra là giải ngân tối thiểu đạt 95%.
Tỉnh Quảng Ninh, tính đến hết tháng 10/2024, tỷ lệ giải ngân vốn ĐTC của tỉnh mới chỉ đạt 41,6% kế hoạch đã được điều chỉnh, thấp hơn so với cùng kỳ 2023 (44,6%).
Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt thấp là do bối cảnh chung của cả nước trong năm nay, khi một số bộ luật, đặc biệt là Luật Đất đai có hiệu lực, nhưng các nghị định hướng dẫn lại chậm và chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất của một số dự án. Hơn nữa, một số dự án trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh gặp khó khăn do thiếu nguyên vật liệu như đất, cát và bãi đổ thải, dẫn đến tiến độ thực hiện bị chậm…
Chỉ còn đúng 1 tháng nữa là kết thúc năm, trong khi số vốn cần được giải ngân trong tháng cuối cùng của năm và tháng 1 năm sau của tỉnh còn rất lớn. Xác định đây là công việc rất khó khăn, đòi hỏi các cấp, các ngành, chủ đầu tư của tỉnh phải hết sức nỗ lực, hiện tỉnh Quảng Ninh đang quyết liệt triển khai tất cả các biện pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công trong những tháng cuối năm 2024.
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành, UBND các huyện bám sát vào nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn chủ trì tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về đất đai, tài nguyên, vật liệu san lấp, chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cùng với đó, UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, chủ đầu tư được giao nguồn vốn chịu trách nhiệm toàn diện về chất lượng nhà thầu thi công công trình. Tuyệt đối không để xảy ra vi phạm về chất lượng công trình, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực, lãng phí hoặc làm thất thoát tài sản, ngân sách nhà nước trong triển khai thực hiện các dự án đầu tư.
Là 1 trong 2 “đầu tàu” kinh tế của cả nước, hơn nữa lại được giao kế hoạch vốn ĐTC năm 2024 rất lớn với 79.000 tỷ đồng, nhưng TP. Hồ Chí Minh vẫn đang phải đối mặt với tình trạng giải ngân vốn ĐTC chậm.
Theo báo cáo từ Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố, đến hết tháng 10/2014, tỷ lệ giải ngân của TP. Hồ Chí Minh mới đạt 21,8%. Tỷ lệ này đang rất thấp so với bình quân chung của cả nước cũng như so với số vốn thành phố được giao.
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có chỉ đạo về đôn đốc thực hiện đợt cao điểm về giải ngân vốn ĐTC năm 2024 và công tác chuẩn bị thực hiện kế hoạch ĐTC năm 2025 trên địa bàn thành phố.
Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, thành phố, chủ tịch UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức, giám đốc các ban quản lý dự án đầu tư và các chủ đầu tư dự án cần quán triệt, nghiêm túc chấp hành thực hiện đợt cao điểm về giải ngân vốn ĐTC từ nay đến hết niên độ kế hoạch năm 2024. Đồng thời, kiên trì, bám sát mục tiêu giải ngân vốn ĐTC của thành phố đã đề ra.
Ngoài ra, các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước UBND thành phố trong việc thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đến ngày 30/1/2025 đúng theo số liệu giải ngân vốn đã được các cơ quan đơn vị cập nhật, điều chỉnh và báo cáo UBND TP. Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, đối với các đơn vị đang có kết quả giải ngân từng tháng thấp hơn số liệu đã báo cáo theo kế hoạch đã đề ra và thấp hơn tỷ lệ giải ngân chung của thành phố, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải tổ chức chấn chỉnh, làm rõ trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân liên quan, có giải pháp khắc phục, đẩy nhanh tiến độ thực hiện trong thời gian còn lại./.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接