Các nhà khoa học mới phát hiện có một điều gì đó kỳ lạ và không giống như bất cứ điều gì chúng ta từng nhìn thấy hoặc từng dự đoán di chuyển xung quanh một ngôi sao với tốc độ cao. Ngôi sao này có tên là AU Mic và nằm sát gần kề với Trái Đất.
Khi các nhà thiên văn sử dụng kính thiên văn siêu lớn (VLT) ở Chile để quan sát ngôi sao này,ôisaopháthiệngợnsónglạchưatừngthấbảng xếp hạng 3 pháp họ phát hiện ra một thứ gì đó trong đám mây bụi xung quanh nó vô cùng kỳ lạ mà họ chưa bao giờ nhìn thấy trước đây. Đó là một lớp sóng khổng lồ của những đám bụi phóng ra từ trung tâm của ngôi sao.
Các nhà thiên văn học thường nghiên cứu những đám mây bụi xung quanh các ngôi sao bởi vì chúng cung cấp những manh mối về cách các hành tinh hình thành. Các hạt bụi trong các đám mây thường tiết lộ về vị trí của các ngôi sao.
Những gợn sóng xung quanh ngôi sao này có màu đỏ lạ thường. Ảnh Sciencealert
Nhưng khi các chuyên gia gắn một thiết bị mới gọi là SPHERE vào kính thiên văn siêu lớn và chĩa về phía ngôi sao AU Mic thì họ phát hiện ra một điều vô cùng khác biệt so với những đám mây bụi bình thường. Chúng là một tập hợp các đặc tính không thể giải thích được trong một vật thể có cấu trúc hình cung hoặc giống những con sóng, không giống bất cứ thứ gì chúng ta đã từng quan sát được trước đây.
Theo quan sát, hiện tượng lạ này có 5 làn sóng kỳ lạ. Trông chúng giống như những gợn sóng trong hồ nước. Các chuyên gia đã so sánh hình ảnh này với những thứ tương tự thu được những năm trước và phát hiện ra một số điều còn ngạc nhiên hơn: Làn sóng chuyển động và di chuyển rất nhanh. Ít nhất 3 trong số làn sóng di chuyển với tốc độ khoảng 40.000 km/h - một tốc độ đủ nhanh để có thể thoát khỏi lực hấp dẫn của ngôi sao.
Các nhà thiên văn không biết rõ về nguyên nhân tạo ra những đặc tính mới mà khiến nó di chuyển với tốc độ chóng mặt như vậy. Theo nghiên cứu, AU Mic thường xuyên thải ra một khối năng lượng đặc biệt khổng lồ từ bề mặt, vì vậy nó có thể tạo ra một ngọn lửa lớn đủ mạnh để đẩy những gợn sóng bụi từ ngôi sao vào vũ trụ.
Mới đây, một tin tức không gian mới mà phi thuyền New Horizon của NASA gửi về trong chuyến thăm dò Diêm Vương tinh vào tháng Bảy đã tiết lộ những hình ảnh đầu tiên về màu sắc của bầu khí quyển nơi đây. Chúng có màu xanh rực rỡ như Trái Đất. Ngoài ra, tàu thăm dò còn phát hiện được nước đóng băng trên bề mặt hành tinh này. Những hiện tượng đặc biệt này cho thấy đây là một khám phá có ý nghĩa quan trọng.
Bích Phượng
Vũ trụ đang dần cạn kiệt năng lượng?