发布时间:2025-01-12 02:47:01 来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín
Thổ Nhĩ Kỳ để ngỏ khả năng chấp thuận Phần Lan gia nhập NATO | |
NATO và EU chính thức ký tuyên bố chung thứ ba về hợp tác | |
Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng làm trung gian giải quyết xung đột Nga-Ukraine |
Quan hệ ngoại giao vốn căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển đã diễn biến trầm trọng hơn vào ngày 21/1 khi chính trị gia Đan Mạch Rasmus Paludan đốt bản sao Kinh Koran trước Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ ở Stockholm. Một hình nộm của ông Erdogan cũng được treo lên trong cuộc biểu tình của lực lượng ly khai người Kurd.
Trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine, Thụy Điển và Phần Lan đã cùng nộp đơn xin gia nhập NATO, chấm dứt tình trạng không liên kết quân sự lâu đời của hai nước này. Thổ Nhĩ Kỳ muốn Phần Lan và Thụy Điển thực thi toàn diện Bản ghi nhớ ba bên được ba nước ký tháng 6/2022. Bản ghi nhớ yêu cầu các quốc gia Bắc Âu xin gia nhập NATO cứng rắn hơn đối với các nhóm khủng bố hoạt động tại quốc gia của họ. Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu hai nước trên chấm dứt “cấm vận vũ khí” đối với Ankara và coi đây là điều kiện để Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ tư cách thành viên NATO của họ.
Tổng thống Erdogan đã ám chỉ rằng Ankara có thể chấp thuận đơn xin gia nhập NATO của Phần Lan trước khi đưa ra quyết định về đề xuất của Thụy Điển và nhắc lại việc Stockholm phải thực hiện việc dẫn độ “những kẻ khủng bố”. Thổ Nhĩ Kỳ từng cáo buộc Stockholm hỗ trợ các chiến binh người Kurd và các nhóm mà nước này cáo buộc thực hiện âm mưu đảo chính bất thành hồi năm 2016.
Mối lo ngại ngày càng tăng về lập trường tiêu cực của Thổ Nhĩ Kỳ đối với tư cách thành viên NATO của Thụy Điển đã làm trầm trọng thêm các cuộc đàm phán xuyên biên giới giữa Stockholm và Helsinki. Hai quốc gia Bắc Âu không liên kết này đã lên kế hoạch “cùng nhảy” vào NATO, nhưng căng thẳng gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Thụy Điển đang gây nguy hiểm cho tham vọng đó của hai nước.
Hiện Phần Lan đang tổ chức các cuộc đàm phán thường xuyên hơn với Thụy Điển để giải quyết các vấn đề cản trở quá trình gia nhập. Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto cho biết: “Phần Lan và Thụy Điển vẫn nhất trí rằng bất chấp mọi phản đối và trở ngại, chúng tôi sẽ tiếp tục tiến trình gia nhập NATO của mình. Chúng tôi có kế hoạch cùng làm thực hiện các biện pháp chung để có thể cùng gia nhập. Trong bối cảnh các sự kiện ở Stockholm, tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ thấy bất kỳ tiến triển đáng kể nào trong việc phê chuẩn đó trước cuộc bầu cử ở Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 5”.
Thụy Điển và Phần Lan vẫn lạc quan rằng họ sẽ được Hungary phê chuẩn tư cách thành viên trong tháng 2 hoặc tháng 3. Hungary và Thổ Nhĩ Kỳ là hai quốc gia thành viên NATO chưa phê chuẩn hồ sơ gia nhập của hai nước Bắc Âu.
Sự phản đối mạnh mẽ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với việc Thụy Điển gia nhập NATO, trong khi cởi mở hơn với tư cách thành viên của Phần Lan, đã làm dấy lên lo ngại rằng Ankara có thể đang chơi trò chính trị với một vấn đề quốc phòng nhạy cảm. Aras Lindh, nhà nghiên cứu về Trung Đông và Bắc Phi tại Viện Chính sách Đối ngoại Thụy Điển, cho biết sự thù địch công khai của Erdogan đối với Thụy Điển có thể nhằm đạt được ảnh hưởng nhiều hơn trong NATO và với Mỹ. Ông Lindh nói: “Không nên bỏ qua khả năng những lời nói của Erdogan tạo thành một tuyên bố chiến thuật. Đó có thể là một nỗ lực nhằm chia rẽ Thụy Điển và Phần Lan, hoặc một phản ứng đối với Mỹ”.
Với việc Thổ Nhĩ Kỳ không chấp thuận đơn xin gia nhập của Thụy Điển, Chính phủ của Thủ tướng Ulf Kristersson có thể phải đối mặt với viễn cảnh rõ ràng là phải từ bỏ tư cách thành viên NATO, một diễn biến có thể cô lập Thụy Điển với tất cả các quốc gia Bắc Âu khác trong NATO và có khả năng làm suy yếu quan hệ truyền thống và lâu đời của Thụy Điển.
相关文章
随便看看