Đề xuất sửa đổi quy định miễn lệ phí trước bạ đối với một số trường hợp | |
Đề xuất sửa đổi quy định về lệ phí trước bạ ô tô,Đềxuấtsửađổimứclệphítrướcbạcủatàuthủyduthuyềntàkết quả bóng đá nữ bồ đào nha hôm nay xe máy | |
Đề xuất sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về lệ phí trước bạ |
Ảnh: Internet. |
Hiện nay, tại Nghị định số 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ đã quy định cụ thể về đối tượng chịu lệ phí trước bạ (LPTB), giá tính LPTB và mức thu LPTB đối với tàu lặn, tàu ngầm. Theo đó, tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức chịu LPTB đối với: tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; thuyền, kể cả du thuyền.
Theo Bộ Tài chính, Điều 27 Bộ luật Hàng hải Việt Nam về đăng ký tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động quy định: “Tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi và giàn di động được đăng ký theo quy định tại Mục này.”
Cùng với đó, theo Thông tư số 55/2019/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải quy định về danh mục giấy chứng nhận và tài liệu của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, ụ nổi, kho chứa nổi, giàn di động Việt Nam thì tàu lặn, tàu ngầm thuộc trường hợp phải đăng ký giấy chứng nhận đăng ký theo quy định tại Bộ luật Hàng hải Việt Nam.
Như vậy, tàu lặn, tàu ngầm thuộc trường hợp phải đăng ký quyền sở hữu với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng chưa được quy định vào đối tượng chịu LPTB. Thực tế phát sinh trường hợp đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với “Tàu lặn phục vụ chở khách du lịch” để hoạt động trong vùng biển Việt Nam, chưa có quy định thuộc đối tượng chịu LPTB.
Theo Bộ Tài chính, nếu giữ nguyên quy định hiện hành thì sẽ không giải quyết được vướng mắc phát sinh, không đảm bảo tính pháp lý trong quá trình triển khai thực hiện. Hơn nữa cũng không đồng bộ và không phù hợp với quy định của Bộ Luật Hàng hải về tàu, tàu lặn, tàu ngầm.
Tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghi định số 140/2016/NĐ-CP, Bộ Tài chính đã đề xuất giải pháp bổ sung quy định “tàu ngầm, tàu lặn” thuộc đối tượng chịu LPTB. Đồng thời, bổ sung quy định giá tính LPTB và mức thu LPTB đối với tàu lặn, tàu ngầm như các loại tàu thủy khác.
Theo đánh giá của Bộ Tài chính, phương án này sẽ giúp khắc phục vướng mắc hiện hành trong quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo cơ sở pháp lý để cơ quan quản lý và tổ chức, cá nhân thực hiện; bao quát các trường hợp phát sinh thực tế. Đồng thời giúp cơ quan Thuế có cơ sở trong việc xác định và thu LPTB đối với tàu ngầm, tàu lặn. Mặt khác cũng đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với quy định của Bộ Luật Hàng hải về quy định tàu, tàu ngầm, tàu lặn.
Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP như sau: “3. Tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, tàu ngầm, tàu lặn”.
Đồng thời, bổ sung quy định mức thu LPTB đối với tàu lặn, tàu ngầm như các loại tàu thủy khác tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP như sau: “Tàu thủy, sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy, tàu ngầm, tàu lặn, thuyền, du thuyền, tàu bay mức thu là 1%”.