【juarez】Nhà báo mặc áo lính

时间:2025-01-13 03:13:16来源:88Point 作者:Thể thao

BP - Thời gian lặng lẽ trôi, bjuarez vậy là tôi gắn bó với nghề thấm thoắt đã trên 20 năm cùng cái tên “Nhà báo mặc áo lính” mà cán bộ, chiến sĩ cơ sở đặt cho. Nghề đến với tôi như là duyên nợ. Dù đã trải qua nhiều niềm vui, nỗi buồn, trăn trở và gian truân nhưng đến giờ tôi vẫn cho rằng mình đúng. Từ một người lính, không được đào tạo chuyên sâu về nghề làm báo nhưng do nhu cầu của công tác tuyên truyền, truyền thông trong lực lượng vũ trang tỉnh, tôi đã trở thành người làm báo “tay ngang” rồi đam mê gắn bó tới giờ.

Nhiệm vụ của chúng tôi được cơ quan giao là phối hợp Phòng Chuyên mục Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Phước cùng với Báo Bình Phước bám sát hoạt động của cơ sở, kịp thời ghi nhận và phản ánh các mặt hoạt động của lực lượng vũ trang tỉnh. Đồng thời, bám sát cơ sở tuyên truyền và giới thiệu gương sáng đời thường, các mô hình sản xuất kinh tế giỏi của các cựu chiến binh; tổ chức giáo dục quốc phòng, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng; tuyên truyền cuộc thi tìm hiểu về quân đội và lực lượng vũ trang địa phương...

Trên 20 năm làm báo, những chuyến đi thực tế tìm hiểu đề tài và tác nghiệp đã cho tôi nhiều trải nghiệm về cuộc sống và con người, nhất là mỗi lần đến với cán bộ, chiến sĩ, đồng bào vùng biên giới, nơi điều kiện kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Trực tiếp chứng kiến cuộc sống, được lắng nghe người dân trải lòng về những tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của mình đã mang lại cho tôi nhiều cảm xúc và động lực để viết.

Các nhà báo: Quang Thạch (Bộ CHQS tỉnh), Đông Kiểm (Báo Bình Phước) tác nghiệp trong chuyến công tác tại tỉnh Kratie (Vương quốc Campuchia) tháng 3-2017 - Ảnh: Hoàng Thu

Tôi nhớ rõ lần đi tác nghiệp ghi lại hình ảnh các chiến sĩ công binh xây dựng cột mốc biên giới. Những chiến sĩ mình trần, da đen cháy, vác trên vai các bao xi măng, gạch, đá, sỏi dưới cái nắng như thiêu, như đốt là hình ảnh để lại trong tôi ấn tượng sâu sắc. Vì địa hình hiểm trở nên xe chở vật liệu chỉ có thể vào cách vị trí xây dựng cột mốc 3km, đoạn đường còn lại cán bộ, chiến sĩ đơn vị phải tự “tăng bo” xuyên qua cánh rừng nguyên sinh. Những lúc hành quân xa, anh em phải mang theo cơm vì thường làm việc đến khi nào xong mới quay về nơi đóng quân. Không những thế, việc vận chuyển, tập kết vật tư và phương tiện thi công phải trung chuyển nhiều công đoạn mới đến công trình. Một số vị trí không thể mở đường công vụ mà sử dụng nhân lực để gánh vác, do đó mất nhiều thời gian, công sức của bộ đội. Mặt khác, những vị trí mốc được xác định xa khu dân cư, phải lập lán trại, ăn ở dã ngoại. Để bảo đảm tiến độ xây dựng cột mốc, mỗi anh em trong đội phải gùi 6 chuyến vật liệu 1 ngày. Đó là chưa kể còn phải gùi thêm thức ăn, nước uống phục vụ sinh hoạt. Lúc đó, mỗi ngày anh em phải cõng xi măng, sắt, đá đi bộ hàng chục kilômét đường rừng, núi. Mỗi vị trí xây dựng cột mốc có những khó khăn riêng, nhưng với quyết tâm cao, cán bộ, chiến sĩ trong đội luôn đoàn kết, động viên nhau cùng cố gắng. Dù phải ăn ngủ, sinh hoạt trong rừng, không có sóng điện thoại và tivi, trong khó khăn, gian khổ càng thấy được tinh thần đoàn kết, gắn bó của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị... Và để có được những hình ảnh đẹp về người chiến sĩ công binh, chúng tôi đã theo sát bước chân người lính. Sau thời gian cùng ăn, cùng băng rừng, lội suối với các chiến sĩ, khi trở về lán trại, các chiến sĩ vẫn đùa vui, tổ chức văn nghệ, nhưng tôi thì toàn thân mệt mỏi.

Hoặc những chuyến công tác cùng các đơn vị tham gia xây dựng nông thôn mới, được chứng kiến hình ảnh dưới cái nắng cháy da, các cán bộ, chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ lưng đẫm mồ hôi, chung tay với người dân xuống suối vét từng xe cát, trộn từng mẻ bê tông... để làm đường.

Có lẽ, kỷ niệm đọng mãi trong tôi là chuyến theo đoàn y, bác sĩ ngành quân y sang khám bệnh, cấp thuốc, tặng quà nhân dân các huyện thuộc 2 tỉnh Kratie và  Kompong Thom, Vương quốc Campuchia. Như những lần trước, biết bộ đội Việt Nam qua, người dân nước bạn đến rất đông để được khám bệnh và phát thuốc miễn phí. Xã Kơ Lóp, huyện Chất Pô Sây, tỉnh Kratie thuộc vùng sâu, xa, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn và thiếu thốn, nhất là cơ sở vật chất y tế và dịch vụ khám, chữa bệnh ở đây còn kém. Việc y, bác sĩ quân y Việt Nam sang khám bệnh và phát thuốc miễn phí cho nhân dân nơi đây càng thiết thực và ý nghĩa hơn khi đang thời điểm giao mùa nên số người mắc bệnh cao. Tại địa điểm khám bệnh, cấp thuốc, do lượng người đến khám đông nên các cán bộ y, bác sĩ phải làm việc cật lực, không có giờ nghỉ trưa. Chỉ trong 1 ngày, các y, bác sĩ quân y đã khám, cấp thuốc cho gần 300 lượt người dân.

Ông Suôn Ong, ở xã Kơ Lóp nói với chúng tôi rằng: “Bình Phước cũng là một tỉnh nghèo, nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nhưng chính quyền và lực lượng vũ trang vẫn trích kinh phí mua quà sang tặng, rồi khám, chữa bệnh cho nhân dân chúng tôi. Tuy là 2 nước khác nhau nhưng tình cảm như anh em một nhà. Tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền cho bà con hiểu được vấn đề này để cùng vun đắp tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Campuchia mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Nhiều năm tác nghiệp ở các khu vực miền núi, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, tôi và các đồng nghiệp thường xuyên được tiếp cận với những hoạt động của người lính và người dân địa phương, nhìn thấy sự trưởng thành của các chiến sĩ và sự đổi thay, phát triển hằng ngày từ các vùng quê. Đó là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm của mỗi người cầm bút, trong đó có những “nhà báo mặc áo lính”. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, những người làm báo cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, làm tốt sứ mệnh của người chiến sĩ cầm bút trên mặt trận tư tưởng - văn hóa của Đảng, bên cạnh tri thức, kinh nghiệm, năng lực nghề nghiệp. Đó là “cái gốc”, cái không thể thiếu trong hành trang nghề nghiệp của người làm báo cách mạng nói chung và người làm báo trong quân đội.

Quang Thạch

相关内容
推荐内容