Cần thận trọng hơn đối với chính sách tiền tệ đã triển khai
Chia sẻ với phóng viên xung quanh vấn đề này,ânbằnggiữachínhsáchtàikhóavàtiềntệthếnàlich thi dau giai nha nghe my TS. Jacques Morisset - Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho biết, chúng ta đang ở trong đại dịch Covid-19, trong thời kỳ khủng hoảng, do đó cần hỗ trợ người dân và cả các doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Đối với Chính phủ, để ổn định kinh tế, có hai công cụ hỗ trợ đắc lực trong ngắn hạn là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Như đa phần các quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã áp dụng chính sách tiền tệ, cụ thể là sử dụng các công cụ chính sách để khuyến khích hoạt động ngân hàng, giảm lãi suất, giảm chi phí vốn vay và mở rộng tín dụng cho người dân và doanh nghiệp.
“Việt Nam đã và đang triển khai chính sách này trong vòng 2 năm qua và theo tôi đây là hướng đi đúng đắn, cũng giống như nhiều quốc gia khác, vì chính sách này hỗ trợ cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tất nhiên chính sách hỗ trợ này chưa đồng đều vì mới chỉ nhắm tới các hoạt động kinh doanh có liên quan tới ngân hàng, trong khi ở Việt Nam có ít nhất 50% các hoạt động kinh doanh ngoài ngân hàng. Bởi vậy có thể nói, dù chỉ là sự hỗ trợ cho một phần nền kinh tế, nhưng sự hỗ trợ này rất quan trọng” – TS. Morisset nhận định.
Việt Nam đã áp dụng chính sách tiền tệ, để khuyến khích hoạt động ngân hàng, giảm lãi suất, giảm chi phí vốn vay và mở rộng tín dụng cho người dân và doanh nghiệp. |
Tuy nhiên, TS. Morisset cũng chỉ ra rằng, chính sách tiền tệ cũng có những rủi ro bởi vì có thể tiền sẽ chảy vào túi những doanh nghiệp sẽ phá sản. Đó là kịch bản xấu nhất. Hay một kịch bản khác là các doanh nghiệp không thể trả tiền vay ngân hàng, như vậy vấn đề chỉ chuyển từ doanh nghiệp sang ngân hàng. Đó là một rủi ro lớn và bắt đầu có những lo ngại rằng, những rủi ro này ngày càng tăng, nhất là khi Việt Nam đã triển khai chính sách tiền tệ này được hai năm.
Bởi vậy, TS. Morisset cho rằng, Việt Nam cần thận trọng hơn đối với chính sách tiền tệ đã triển khai trong vòng hai năm qua, nhưng không có nghĩa là nên ngừng chính sách này mà cần thận trọng hơn, có thể là minh bạch hơn về tình hình hoạt động của các ngân hàng và doanh nghiệp hoặc của những người vay vốn trong hệ thống tài chính. Trong thời gian tới, các nhà hoạch định chính sách cần phải theo dõi sát sao tình hình “sức khỏe” của khu vực tài chính, để tránh những rủi ro hệ thống.
Bên cạnh đó, theo vị chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, qua những diễn biến gần đây của kinh tế thế giới và Việt Nam có thể thấy vấn đề về lạm phát có khả năng quay trở lại, không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các quốc gia khác. Bởi vậy, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát lạm phát thận trọng hơn so với thời gian đầu năm 2020.
Thực hiện các biện pháp kích cầu mạnh mẽ hơn
Về chính sách tài khóa, TS. Morisset phân tích, chính sách tài khóa là việc bơm tiền vào nền kinh tế, có thể thông qua đầu tư cho các dự án, tạo công ăn việc làm, mua bán nguyên vật liệu, hỗ trợ cho các tổ chức nhà nước để tiêu dùng và đưa vào nền kinh tế hoặc hỗ trợ tiền mặt cho người dân để kích cầu tiêu dùng. Theo ông, Việt Nam đã triển khai tất cả các hoạt động này, trong năm 2020 Việt Nam đã bơm tiền vào các hoạt động đầu tư, hỗ trợ tiền cho người dân nhưng việc thực hiện còn khá “rụt rè” trong năm 2020 và rụt rè hơn nữa trong năm 2021.
Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam “Tôi rất lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam, tất nhiên với điều kiện là Chính phủ kiểm soát tốt chính sách tài khóa và nền kinh tế không bị đóng cửa trở lại vì đại dịch Covid-19”. - TS. Jacques Morisset |
TS. Morisset cho biết: “Theo như Bộ Tài chính chia sẻ với chúng tôi, ngân sách dự kiến chi 4% GDP để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân nhưng tiến độ thực hiện thực tế hiện mới chỉ giải ngân được khoảng trên 2,8% và trong 2,8% này có tới 1,6% là từ việc gia hạn thời gian nộp thuế”.
Vị chuyên gia WB cho rằng, Chính phủ có thực hiện hỗ trợ nhưng vẫn còn ở mức khá khiêm tốn, nhất là so với nhiều quốc gia khác trên thế giới, hay ngay cả các quốc gia ở châu Á như Nhật Bản, Malaysia, Hồng Kông... Vì vậy, trong thời gian tới, Chính phủ cần triển khai các biện pháp kích cầu mạnh mẽ hơn nữa, ví dụ như ban hành các gói tài khóa mạnh hơn như nhiều quốc gia khác đã thực hiện.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn còn dư địa tài khóa khi tỷ lệ nợ công mới chỉ ở mức 44% trong khi trần nợ công được Quốc hội thông qua ở mức hơn 60%. Việt Nam vẫn còn dư địa để vay vốn, cho dù không đẩy mạnh vay vốn thì Việt Nam cũng có thể tăng chi ngân sách vì dự trữ tiền mặt của Chính phủ vẫn tốt. Tóm lại, để đẩy nhanh quá trình phục hồi, điều Chính phủ cần lưu ý là chi ngân sách nhiều hơn, và giảm các khoản đóng góp cho người dân.
“Chính sách tài khóa có thể là một công cụ rất hiệu quả nếu Chính phủ có tiền để triển khai và Việt Nam vẫn còn dư địa để triển khai chính sách này. Tuy nhiên, đề xuất của tôi là Chính phủ cũng không nên sử dụng công cụ này mãi mà hãy chỉ sử dụng nó khi cần để kích thích tăng trưởng kinh tế và sử dụng nó để quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng đã có từ trước thời kỳ đại dịch” – Chuyên gia kinh tế trưởng của WB Việt Nam TS. Morisset khuyến nghị.