会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【lịch bđ hôm nay】Điện gió, điện mặt trời ồ ạt vận hành, lại lo “tắc” khâu truyền tải!

【lịch bđ hôm nay】Điện gió, điện mặt trời ồ ạt vận hành, lại lo “tắc” khâu truyền tải

时间:2025-01-10 11:19:03 来源:88Point 作者:La liga 阅读:576次
Nhà đầu tư "vỡ mộng" khi Cục Điện lực lên tiếng về điện mặt trời mái nhà
Duy trì giá FIT mới có thể tạo sức bật cho điện mặt trời mái nhà?tắclịch bđ hôm nay
Điện năng lượng tái tạo tăng nhanh, "lo sốt vó" giải tỏa công suất
Thấp thỏm điện gió khi Chính phủ chưa “chốt” kéo dài giá FIT
5736 dmt
Ảnh minh họa. Ảnh: Nguyễn Thanh

Vận hành số lượng kỷ lục

Theo thông tin mới nhất từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tính đến cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện gió và điện mặt trời (ĐMT) đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch gần 23.000MW (trong đó, ĐMT khoảng 11.200MW; điện gió khoảng 11.800MW).

Đến nay, toàn quốc đã đưa vào vận hành 102 dự án ĐMT với tổng công suất 6.314MWp. Trong đó, chỉ riêng trong quý II/2019 có gần 90 dự án ĐMT với tổng công suất khoảng 4.000 MWp được đưa vào vận hành.

“Đây là khối lượng công việc kỷ lục trong quá trình phát triển của ngành điện Việt Nam và số lượng nhà máy được đưa vào vận hành cũng là kỷ lục từ trước đến nay”, EVN đánh giá.

Do các nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) được đưa vào vận hành đồng loạt trong một thời gian rất ngắn và tập trung mật độ lớn tại các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nên xuất hiện tình trạng quá tải cục bộ lưới điện vào thời điểm các dự án ĐMT phát công suất cao đồng thời.

Để khắc phục tình trạng quá tải lưới điện khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận, EVN cùng các đơn vị thành viên tập trung mọi nguồn lực và thực hiện đồng bộ các giải pháp trong đầu tư xây dựng để đẩy nhanh tiến độ các công trình lưới điện phục vụ giải tỏa công suất các nguồn điện NLTT.

Thời gian qua các đơn vị đã đưa vào vận hành 21 công trình lưới điện từ 110 kV đến 500 kV phục vụ giải tỏa các nguồn điện NLTT với tổng chiều dài đường dây trên 750 km và các trạm biến áp tổng dung lượng 5.025 MVA.

Trong đó đã hoàn thành vượt tiến độ một số công trình trọng điểm như: Nâng công suất các trạm 500kV Vĩnh Tân, Di Linh; nâng công suất các trạm 220 kV Tháp Chàm, Hàm Tân; hoàn thành đưa vào vận hành các trạm 220 kV mới như Ninh Phước, Phan Rí; đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các tuyến đường dây 110kV trong khu vực...

Đến nay, hạ tầng lưới điện truyền tải đã cơ bản đáp ứng giải toả hết công suất của 113 dự án ĐMT, điện gió đã đưa vào vận hành với tổng công suất trên 5.700MW (bao gồm cả các dự án vận hành trước 30/6/2019 và các dự án mới được đưa vào vận hành trong năm 2020).

Lưới điện truyền tải “hụt hơi”?

EVN nêu rõ, hiện nay còn nhiều dự án nguồn điện NLTT đã được bổ sung quy hoạch với tổng công suất hơn 17.000 MW, trong đó có nhiều dự án đang được các chủ đầu tư gấp rút triển khai.

Điều này nhằm được hưởng cơ chế giá điện cố định (FIT) áp dụng cho các dự án ĐMT đưa vào vận hành thương mại đến hết ngày 31/12/2020 (theo Quyết định 13/2020/QĐ-TTg ngày 6/4/2020 về cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT tại Việt Nam) và cơ chế giá điện FIT áp dụng cho các dự án điện gió đưa vào vận hành thương mại trước tháng 11/2021 (theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg ngày 10/9/2018 sửa đổi quyết định 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển dự án điện gió tại Việt Nam).

Vì vậy, dự kiến sẽ có nhiều dự án điện gió và ĐMT tiếp tục được đưa vào vận hành trong thời gian tới.

Để đáp ứng giải tỏa công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo, EVN đã khẩn trương báo cáo các cấp có thẩm quyền để đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải có liên quan tại các khu vực.

Tuy nhiên, việc đầu tư xây dựng các công trình lưới điện mới này sẽ khó đáp ứng tiến độ đồng bộ với các công trình điện gió, ĐMT, đặc biệt trường hợp các chủ đầu tư sẽ cố gắng đưa vào vận hành thương mại để được hưởng cơ chế giá điện FIT hiện hành.

Để đáp ứng yêu cầu tiến độ giải tỏa các nguồn NLTT, trong văn bản mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Công Thương, EVN đề nghị Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các công trình lưới điện truyền tải cần thiết để đảm bảo giải tỏa các nguồn NLLT mới được bổ sung quy hoạch.

Cụ thể gồm, các công trình đấu nối, đồng bộ các nguồn NLTT; các công trình đấu nối đồng bộ các nguồn điện khác kết hợp giải tỏa nguồn NLTT để tăng hiệu quả đầu tư; các công trình tăng khả năng hấp thụ lưới điện khu vực phụ tải lớn/tập trung.

Bên cạnh đó, EVN cũng đề nghị Bộ Công Thương xây dựng cơ chế để chủ đầu tư các nguồn điện thực hiện đầu tư kết hợp các dự án nguồn và lưới điện truyền tải đồng bộ đấu nối đến các điểm nút/đường trục thu gom thuộc lưới điện của EVN nhằm giảm áp lực đầu tư lên EVN cũng như đáp ứng tiến độ đồng bộ các nguồn điện.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
  • Xem xét miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại một số sản phẩm bột ngọt nhập khẩu
  • Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị mọi điều kiện, bảo đảm '4 tại chỗ' để chống dịch COVID
  • Sắp diễn ra Hội nghị “Hà Nội 2020
  • Người Việt dùng smartphone truy cập Internet để làm gì nhiều nhất?
  • iPhone 9 bị hủy ra mắt vì dịch Covid
  • Doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản sang Trung Quốc cần tăng cường giám sát chất lượng
  • Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn việc xuất khẩu gạo
推荐内容
  • Gã khổng lồ Facebook tuyên chiến với các đường link vô bổ
  • Hướng dẫn thực hiện Hiệp định EVFTA về phòng vệ thương mại
  • Cách ly để hạn chế tổn thất nhưng vẫn phải duy trì sản xuất, kinh doanh
  • Tạp chí Điện tử Luật sư Việt Nam
  • Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
  • Kỷ luật, buộc thôi việc cán bộ bảo kê, tiếp tay cho buôn lậu