【bong da vn moi nhat hom nay】Mưu sinh với nghề bốc vác

时间:2025-01-12 09:57:10 来源:88Point

Trong thời buổi cơ giới thay sức người,ưusinhvớinghềbốbong da vn moi nhat hom nay vậy mà có người nửa đời miệt mài làm nghề bốc vác. Đồng tiền khó nhọc kiếm được chưa ráo mồ hôi đã cạn túi.

Anh Bảy Ngoan đang làm công việc bốc vác hàng ngày của mình.

Tranh thủ thời gian giải lao, nghỉ mệt của nhóm bốc vác 6 người sau khi đã chuyển xong hàng chục tấn xi măng, sắt thép từ nhà kho của một cửa hàng vật liệu xây dựng ở phường IV, thành phố Vị Thanh, xuống ghe. Nhìn ai cũng thân hình đen, ướt sũng mồ hôi, anh Bảy Ngoan (Trần Văn Ngoan) người được mệnh danh là “lão làng” trong nghề bốc vác ở khu vực 7, phường IV, thành phố Vị Thanh, tâm sự: “Làm nghề bốc vác này vất vả lắm, công việc lại không giới hạn thời gian, khi nào chủ hàng cần gọi là có mặt. Nếu hôm nào thấy trong người không khỏe thì chỉ nghỉ ngơi xả hơi một buổi chứ không dám nghỉ dài, một ngày nghỉ là mất đi nguồn thu nhập mấy trăm ngàn đồng, hôm sau phải còng lưng làm lại bù vào các khoản tiền chi tiêu sinh hoạt trong nhà mệt hơn”. 

Anh Bảy Ngoan thở dài nói tiếp, nhóm của anh gồm 6-7 người cực chẳng đã mới chọn nghề bốc vác này làm kế mưu sinh. Nhà ai cũng 3-4 miệng ăn mà không cục đất cấy cày, tuổi đã cao, học hành thấp kém, lại không nghề nghiệp. Dù có muốn vào công ty, xí nghiệp ở các thành phố lớn, tìm công việc nhẹ nhàng hơn để làm cũng không phải dễ. Đã gần 10 năm làm nghề bốc vác, mỗi ngày cõng trên lưng hàng chục tấn hàng hóa, sức người bị bòn rút nhìn bề ngoài thấy khỏe, nhưng có khi đã bị lao lực rồi cũng chưa biết. Anh cho rằng phần đông những người làm nghề này đều không có hợp đồng lao động, không có bảo hiểm y tế và cũng không được đóng bảo hiểm xã hội. Họ chỉ có một mối quan hệ duy nhất giữa người sử dụng lao động với người bốc vác là tự thỏa thuận bằng miệng, thu nhập tiền công được tính theo khối lượng sản phẩm, ai muốn tiền nhiều thì mỗi ngày phải “cõng” trên lưng từ 15-20 tấn hàng.

Tranh thủ lúc các anh chờ việc, tôi bắt chuyện với Kỳ, một thanh niên còn rất trẻ. Kỳ cho biết quê em ở miệt vùng sâu của huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Em có nghề làm cửa sắt thuộc loại thạo việc, đã từng nhận công trình riêng nhưng rồi cũng bỏ việc vì bị chủ thầu quỵt tiền công, đòi riết chán rồi đành bỏ luôn, mới theo các anh ở đây làm nghề bốc vác. Nghề này xong việc là nhận “tiền tươi” từ chủ, cứ thế anh em chia đều, không so đo kẻ bốc nhiều người vác ít, có điều phải thật sự đoàn kết thương yêu tương trợ lẫn nhau mới trụ được với nghề. Người có tuổi, sức khỏe kém hơn chỉ làm nhiệm vụ kéo xếp hàng, đỡ hàng lên vai cho người trẻ khỏe vác. Tôi thử nhìn vào đôi vai lệch, đôi bàn chân to bè, các ngón chân cứ quắp xuống của Kỳ, cũng đủ biết trọng lượng vật nặng đè lên vai của họ mỗi ngày như thế nào.

Còn anh Sáu Thanh tết này đã bước sang cái tuổi 55 vậy mà trông anh rất khỏe. Đưa đôi mắt to tròn nhìn tôi anh nói quê anh xa tận ngoài Huế. Nhà nghèo nên tự lập từ bé, phiêu bạt nhiều nơi rồi trụ lại trên đất Hậu Giang, nay ngót nghét cũng đã hơn 25 năm. Đây cũng là ngần ấy thời gian anh làm nghề bốc vác nuôi sống gia đình, chưa thoát được cảnh “gạo chợ, nước sông”, nhà thuê, chạy ăn từng bữa.

Cùng cảnh ngộ như anh Thanh, anh Kỳ, anh Ngoan, còn có anh Quân (Đặng Minh Quân), 32 tuổi, nhà ở ấp Mỹ Thạnh, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, hàng ngày vật lộn với nghề bốc vác thuê ở chợ đầu mối Ngã Bảy, thành phố Ngã Bảy, để kiếm tiền nuôi vợ con. Anh Quân cho rằng người làm nghề bốc vác không có khái niệm về thời gian làm việc, bởi công việc còn phải phụ thuộc vào yêu cầu của chủ bất kể ngày đêm. Những lúc hàng hóa nhiều, phải làm cả ban đêm là chuyện bình thường. Thậm chí, có khi còn phải làm suốt cả ngày mới đáp ứng được yêu cầu của phía chủ hàng. Đó là chưa nói đến tình trạng phải lao động nặng nhọc trong môi trường bụi bặm, ô nhiễm. Tất cả những cố gắng của những người làm nghề bốc vác như anh không ngoài mục đích kiếm thu nhập. Thế nhưng, để có được khoản tiền kha khá cũng không phải dễ dàng gì, bởi mức tiền công bốc vác mà phía chủ hàng thuê mướn chỉ vài chục ngàn đồng/tấn hàng hóa. Ngày nào làm được vài trăm ngàn đồng thì phải còng lưng ra sức “cõng” nhiều tấn hàng hóa trên lưng. Những lúc hàng hóa về nhiều như cận tết hiện nay, cánh anh em bốc vác phải làm cả ban đêm, tất nhiên là thu nhập có cao hơn ngày thường, nhưng sức khỏe cũng bị ảnh hưởng không ít.

Là người gắn bó nhiều năm với nghề bốc vác tại chợ Ngã Bảy, thành phố Ngã Bảy, anh Sáu Tâm được cánh cửu vạn nơi đây tin cậy giao anh làm tổ trưởng kiêm quản lý đội bốc vác hơn chục người. Thấy tôi là chỗ quen, anh cũng không ngại ngùng nói thật công việc hàng ngày của anh là người trực tiếp điều động lực lượng và ghi chép, tính toán tiền công cho anh em sau những chuyến bốc dỡ hàng hóa. Đưa tay hứng dòng nước mát trên sông, rửa đi lớp bụi bám trên vầng trán sạm đen vì nắng gió, anh nói với tôi: “Sống trên đời này, ai không muốn chọn cho mình một cái nghề nuôi sống bản thân sung sướng. Có điều nghề không chọn mình, mà chính mình phải chọn nghề, vì vậy người làm nghề bốc vác công việc cho dù nặng nhọc nhưng họ vẫn phải cố bám trụ vào nghề, tất cả cũng chỉ vì cuộc sống bản thân và gia đình”.

Tuy vậy, hầu hết người làm nghề bốc vác thu nhập bấp bênh và còn tùy thuộc vào công việc nên phần đông trong số họ không ai dám nghĩ nhiều về tương lai và sự ổn định của nghề. Điều thiệt thòi nhất đối với những người làm nghề bốc vác là ngoài tiền công lao động, họ chẳng được hưởng chút quyền lợi gì, kể cả khi bị tai nạn lao động phải nghỉ việc dài ngày. Thường thì hàng năm các chủ doanh nghiệp cũng có ký hợp đồng với những người hành nghề bốc vác, thế nhưng theo lời một số công nhân bốc vác thuộc hàng “lão làng”, trong các hợp đồng thường chỉ nêu nội dung cơ bản là sự thỏa thuận về giá cả khuân vác hàng hóa mà thôi, không có bất cứ điều khoản nào liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Chị Minh Anh, chủ một cửa hàng vật liệu xây dựng ở thành phố Vị Thanh cho rằng, những người hành nghề bốc vác chỉ sống nhờ vào sức lao động và làm theo thời vụ. Đây cũng là một nghề mưu sinh chân chính, được xã hội công nhận. Trong hàng vạn nghề đang tồn tại ngày nay nên chị cố gắng trả công cho họ khá hơn một chút, có như vậy, trên đôi vai người làm nghề bốc vác mới vơi đi được phần sức nặng.

Bài, ảnh: QUANG HẢI

推荐内容