发布时间:2025-01-10 18:54:27 来源:88Point 作者:Cúp C2
Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Luôn lấy người dân làm chủ thể | |
Quy định chặt hơn việc hưởng Bảo hiểm xã hội 1 lần | |
Bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai nhiều dịch vụ công |
Trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, phát huy tối đa nền tảng, nguồn lực về cán bộ, cơ sở vật chất, CNTT trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ của ngành. Ảnh: ST |
Lấy người dân làm trung tâm
Theo BHXH Việt Nam, tính đến hết tháng 12/2021, số lượng thủ tục, giấy tờ, biểu mẫu, hồ sơ, thời gian thực hiện được cắt giảm tối đa; đẩy mạnh giao dịch điện tử (người dân, doanh nghiệp có thể tương tác, giao dịch với cơ quan BHXH 24/7). Bộ thủ tục hành chính (TTHC) tiếp tục cắt giảm từ 27 thủ tục xuống 25 thủ tục; 100% TTHC được cung cấp trực tuyến ở mức độ 4; các thủ tục giải quyết chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động (nhất là khi triển khai Nghị quyết số: 68/NQ-CP, 116/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số: 23/2021/QĐ-TTg, 28/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ) được rút ngắn thời gian từ 5 ngày xuống chỉ còn 1 ngày làm việc; thông qua giao dịch điện tử và kịp thời cung cấp thêm 8 dịch vụ công để tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động.
Đặc biệt, giờ đây các doanh nghiệp chỉ cần sử dụng phương tiện điện tử có kết nối Internet là có thể thực hiện kê khai “Nộp BHXH” trực tuyến. Với việc ứng dụng CNTT, triển khai giao dịch điện tử sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm lựa chọn thực hiện kê khai nộp BHXH, giảm tập trung vào thực hiện kê khai qua hỗ trợ của các nhà IVAN, giảm thời gian chờ đợi của doanh nghiệp. Đồng thời, với nền tảng ứng dụng CNTT, từ năm 2021, BHXH Việt Nam đã triển khai xây dựng Đề án tổng thể về Chuyển đổi số của Ngành; ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2021-2025; xây dựng hệ thống các phần mềm, liên thông trên tất cả các lĩnh vực nghiệp vụ của ngành; từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái 4.0 phục vụ người dân và doanh nghiệp với các dịch vụ cơ bản: dịch vụ tin nhắn SMS; dịch vụ thanh toán trực tuyến; hệ thống Chatbot hỗ trợ khách hàng (theo đó người dân, doanh nghiệp có thể tương tác, giao dịch với cơ quan BHXH 24/7)...
Công tác chuyển đổi số được đặc biệt chú trọng đã giúp nâng cao hiệu quả nhiều mặt hoạt động của BHXH Việt Nam. Nhờ kết hợp giữa thanh tra, kiểm tra, giám sát theo phương thức truyền thống với thanh tra, kiểm tra, giám sát theo phương thức điện tử giúp tăng hiệu quả, chất lượng, giảm nhân lực, thời gian thanh tra, kiểm tra, giảm số cuộc thanh tra, kiểm tra, nhưng phát hiện, xử lý được nhiều vi phạm hơn; từ năm 2017 tới nay, ngành BHXH Việt Nam đã từ chối thanh toán, giảm chi quỹ BHYT hơn 9.359 tỷ đồng.
Nỗ lực thực hiện chuyển đổi số
Đánh giá về kết quả ứng dụng CNTT và chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam thời gian qua, ông Nguyễn Hoàng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm CNTT (BHXH Việt Nam) cho biết, hiện toàn ngành BHXH Việt Nam đang có gần 30 hệ thống ứng dụng; quản lý cơ sở dữ liệu của gần 98 triệu người dân, tương ứng với gần 28 triệu hộ gia đình trên toàn quốc; với hơn 20 nghìn tài khoản công chức, viên chức và người lao động trong ngành thường xuyên truy cập, khai thác và sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ của ngành; kết nối liên thông với trên 12.000 cơ sở khám chữa bệnh và hơn 500 nghìn tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trên toàn quốc và các bộ, ngành. Mỗi năm, Cổng Giao dịch điện tử tiếp nhận và xử lý gần 100 triệu lượt hồ sơ, riêng năm 2021, từ đầu năm đến nay số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến là gần 70 triệu hồ sơ. Như vậy, nếu tính bình quân mỗi cán bộ BHXH sẽ phải giải quyết hơn 4.000 hồ sơ mỗi năm.
Theo ông Phương, khối lượng công việc, áp lực của ngành là rất lớn nhất là trong năm 2021 khi dịch Covid-19 diễn biến rất phức tạp tại nhiều địa phương, nếu không đẩy mạnh ứng dụng CNTT, chuyển đổi số thì không đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, với sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo BHXH Việt Nam, thời gian qua công tác chuyển đổi số của Ngành đã có bước tiến nhanh. Hiện nay, BHXH Việt Nam thực hiện chuyển đổi số thông qua việc không ngừng hoàn thiện về hạ tầng kỹ thuật; xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu, mã số định danh, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm theo Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021 của Chính phủ; xây dựng các lớp dịch vụ nền tảng (định danh, tương tác, chăm sóc khách hàng; quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật) và xây dựng các phần mềm phục vụ người tham gia BHXH, BHYT. Ứng dụng thành công nhất của BHXH Việt Nam hiện nay là VssID-BHXH số trên điện thoại thông minh với 5 thứ tiếng (Việt, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Ý). Chỉ chưa đến 1 năm sau khi công bố ứng dụng, đến nay đã có gần 30 triệu tài khoản giao dịch điện tử cá nhân (dùng để đăng nhập, sử dụng ứng dụng VssID) được đăng ký và phê duyệt.
Theo Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh, BHXH Việt Nam là một trong những cơ quan đi đầu trong ứng dụng CNTT. Triển khai kịp thời, hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, thanh toán điện tử, giao dịch điện tử, liên thông, giải quyết thủ tục hành chính trên trục dữ liệu quốc gia, triển khai ứng dụng VssID- BHXH số. Hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử của BHXH Việt Nam đã hỗ trợ hiệu quả trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh thời gian qua. BHXH Việt Nam đã vinh dự nhận Giải thưởng Thực tiễn hiệu quả của Chủ tịch ASSA nhiệm kỳ 2020 - 2021 tại hạng mục “Công nghệ thông tin” cho ứng dụng trên điện thoại thông minh VssID-BHXH số trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Hiệp hội An sinh xã hội ASEAN (ASSA) lần thứ 38.
Cũng theo ông Nguyễn Thế Mạnh, trong thời gian tới, BHXH Việt Nam sẽ tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số, phát huy tối đa nền tảng, nguồn lực về cán bộ, cơ sở vật chất, CNTT trong các hoạt động quản lý, nghiệp vụ của ngành BHXH Việt Nam để phục vụ doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, đổi mới hơn nữa nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, đúng trọng tâm, trọng điểm, đa dạng, linh hoạt phù hợp với đặc điểm từng vùng miền, phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tâm lý từng nhóm dân cư; chú trọng phát huy ưu thế của các hình thức, phương pháp truyền thông hiện đại, đa phương tiện, trên môi trường Internet, mạng xã hội; bảo đảm người dân có thể tiếp cận tốt nhất mọi thông tin về chính sách BHXH, BHYT…
相关文章
随便看看