【ket qua bong da indonesia】Dây rốn quấn cổ thai nhi 2 vòng, mẹ bầu bị thêm khối u bì buồng trứng

Dây rốn quấn cổ thai nhi 2 vòng,âyrốnquấncổthainhivòngmẹbầubịthêmkhốiubìbuồngtrứket qua bong da indonesia mẹ bầu bị thêm khối u bì buồng trứng

(Dân trí) - Mang thai lần 2 với nhiều vấn đề sức khỏe như thai nhi dây rốn quấn cổ và khối u bì buồng trứng, chị Mai Trúc Quỳnh (sinh năm 1988) không khỏi lo lắng. Thế nhưng, đẻ mổ chủ động kết hợp "giải quyết" khối u, giúp chị Quỳnh "vượt cạn" ngoài mong đợi.

Mang thai, mang theo bao nỗi lo về sức khỏe thai kỳ

Cũng như bao mẹ bầu khác, mặc dù mang thai lần 2 nhưng chị Mai Trúc Quỳnh vẫn rất quan tâm và đề cao việc quản lý sức khỏe thai kỳ. Trong quá trình mang thai, chị thường xuyên sắp xếp thời gian để khám thai, nắm rõ được tình trạng của thai nhi.

Qua các buổi khám thai địnhkỳ tại Thu Cúc TCI, chị Quỳnh được biết bản thân mình gặp nhiều vấn đề trong thời gian mang thai "thiên thần nhỏ". Cho tới những tuần cuối, thai nhi vẫn nằm ở vị trí ngôi ngược khiến việc sinh thường có thể gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, kết quả siêu âm cho thấy chị Quỳnh gặp tình trạng thai nhi dây rốn quấn cổ 2 vòng khiến thai có nguy cơ bị thiếu oxy và gây ra những biến chứng nguy hiểm về não bộ. Cùng với đó, tình trạng dư ối cũng là một vấn đề bất thường trong thai sản. Bác sĩ Nguyễn Văn Hà - Trưởng khoa Phụ sản, kiêm Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCIcho biết, dư ối có thể khiến mẹ bầu sinh non, vỡ ối sớm, bị tách nhau thai sớm khỏi thành tử cung hay băng huyết sau sinh.

Chẩn đoán sức khỏe thai kỳ qua siêu âm tại Thu Cúc TCI, giúp mẹ bầu xác định được tình trạng ngôi thai không thuận, thai bị dây rốn quấn cổ (Ảnh TCI).

Trong quá trình siêu âm, theo dõi thai, mẹ bầu Mai Trúc Quỳnh cũng nhận được thông tin bất ngờ. Chị có một khối u bì buồng trứng.

Theo bác sĩ Hà, u bì buồng trứng có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên buồng trứng. Bất cứ đối tượng nào cũng có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, phụ nữ độ tuổi từ 20 đến 30 tuổi thường dễ mắc u bì buồng trứng.

"Hầu hết u bì buồng trứng là u lành tính, song cấu trúc u bì phức tạp, dễ phát triển. Vậy nên, việc loại bỏ được khối u từ sớm là điều rất nên làm. U bì buồng trứng nếu để phát triển lớn sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, đau liên tục vùng xương chậu, ảnh hưởng đến chất lượng khi quan hệ tình dục, chèn ép lên trực tràng gây rối loạn tiêu hóa", bác sĩ Hà cho biết thêm.

Sau khi nhận định rõ những vấn đề sức khỏe trong thai kỳ của mình, chị Quỳnh đã trao đổi và chấp thuận chỉ định đẻ mổ chủ động lần 2 kết hợp "giải quyết" luôn khối u đang dần phát triển tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI. 

Sinh nở thành công, "giải quyết" luônkhối u bì buồng trứng

Khi thai được 39 tuần một ngày, ca đẻ mổ của chị Mai Trúc Quỳnh được thực hiện. Bác sĩ Nguyễn Văn Hà - Phó giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTCI, Trưởng khoa Phụ Sản là người thực hiện ca mổ.

Bác sĩ Hà chia sẻ, chị Quỳnh nhanh chóng chuyển vào phòng sinh vô khuẩn một chiều của bệnh viện, được gắn các điện cực kết nối máy đo monitor, chuẩn bị gây tê tủy sống. Trải qua những giây phút căng thẳng ban đầu, bác sĩ Hà thuận lợi đưa em bé ra ngoài, cất tiếng khóc chào đời. Bác sĩ nhẹ nhàng tháo bỏ các vòng dây rốn quấn cổ bé và đưa bé tới khu vực giường sơ sinh để khám, kiểm tra tổng quát.

Em bé chào đời với 2 vòng dây rốn quấn cổ  (Ảnh TCI).

Thông qua thăm khám sơ bộ, bé trai của chị Quỳnh có sức khỏe ổn định, nhịp tim bình thường, không có vấn đề bất thường về hình thái thai. Bé nặng 3,6 kg, đúng với tiên lượng từ bác sĩ dành cho mẹ. 

Khối u bì buồng trứng của thai phụ Mai Trúc Quỳnh được tiến hành bóc tách (Ảnh TCI).

Sau quá trình thực hiện lấy thai, bác sĩ Hà cho biết, ekip mổ đã nhanh chóng xác định được vị trí khối u bì buồng trứng và xử lý, cắt bỏ khối u cho chị Quỳnh. Khối u tuy nhỏ nhưng tốc độ phát triển khá nhanh, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại nếu không thực hiện khám, theo dõi từ đầu thai kỳ.

Vậy là ca sinh mổ của chị Mai Trúc Quỳnh đã diễn ra tốt đẹp với sự hỗ trợ và theo sát của ekip sản khoa Thu Cúc TCI. Qua đây, chị em có thể đã nhận thấy rõ mức độ quan trọng của việc thăm khám, kiểm tra thai định kỳ và sức khỏe phụ khoa thường xuyên. 

Sản phụ hạnh phúc, vượt cạn viên mãn, xử lý được khối u bì buồng trứng trong khi mổ đẻ (Ảnh TCI).

Từ trường hợp của chị Mai Trúc Quỳnh, bác sĩ Hà đưa ra lời khuyên, mẹ bầu nên lựa chọn cơ sở y tế chuyên khoa có đội ngũ y bác sĩ vững chuyên môn. Bên cạnh đó, cơ sở y tế cần phải có giấy phép hoạt động, trang bị thiết bị, máy móc hiện đại và tiện nghi để sản phụ cảm thấy sinh con là một việc "nhẹ nhàng". 

Sức khỏe chủ động là chuyên mục do báo điện tử Dân trí và Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI phối hợp thực hiện. Các bài viết có sự tham gia cố vấn của đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giàu kinh nghiệm của TCI, nhằm mang đến cho độc giả những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe chủ động.

Tháng 3 này, thai sản trọn gói Thu Cúc TCI giảm tới 45% chi phí. Liên hệ 1900 5588 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn hoặc xem thêm tại đây.

World Cup
上一篇:Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
下一篇:SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng đạt mức 15% trong năm 2025