Lượng nhiều...
Điểm yếu nhất của ngành CN cơ khí nói chung và CN ô tô nói riêng là mảng phụ trợ. Ước tính cả nước có khoảng 210 DN tham gia sản xuất các loại linh kiện,ôngnghiệpôtôViệtNamVẫnchỉdừnglạiởlắprátỷ số và tỉ lệ 2 trong 1 phụ tùng ô tô. Tuy nhiên đến nay đầu tư vào sản xuất linh kiện ô tô nhìn chung chưa đáng kể, mang tính nhỏ lẻ; sản phẩm làm ra ít cả về chủng loại và sản lượng. Sức cạnh tranh quốc tế của CN hỗ trợ sản xuất ô tô còn yếu. Các DN mới chỉ sản xuất được một số nhóm linh kiện, phụ tùng ô tô như chi tiết cấu thành khung gầm, thùng, vỏ cabin, cửa xe, săm lốp, bộ tản nhiệt, dây phanh... |
Tuy vậy, bản dự thảo cũng đã đưa ra một bức tranh tổng thể về thực trạng ngành công nghiệp (CN) sản xuất lắp ráp ô tô (SXLR) hiện nay. Mặc dù số lượng các DN tham gia đông, trải qua nhiều năm phát triển với nhiều chính sách ưu đãi, nhưng hiện Việt Nam vẫn chưa có một ngành CN ô tô đúng nghĩa.
Thống kê của Bộ Công Thương cho biết, cả nước đang có tới 397 DN tham gia lĩnh vực ô tô, trong đó có 51 DN lắp ráp ô tô (13 DN Nhà nước, 23 DN tư nhân và 15 DN có vốn đầu tư nước ngoài), 40 DN sản xuất khung gầm, thân xe, thùng xe, 210 DN sản xuất linh kiện phụ tùng và 97 DN sửa chữa.
Công suất thiết kế đạt 458.000 xe/năm, sản phẩm lắp ráp chiếm lớn nhất là xe tải (46,9%), tiếp đến là xe dưới 9 chỗ (43%), xe khách (9,7%), xe chuyên dụng (0,4%).
Tổng nguồn vốn trung bình của các DN lắp ráp ô tô là 531,9 tỷ đồng; DN sản xuất linh kiện là 74,5 tỷ đồng; DN sản xuất khung, gầm xe là 51,2 tỷ đồng.
...Chất chả bao nhiêu
Đông đảo, hùng hậu như vậy, song kết quả đạt được khá buồn. Báo cáo của Bộ Công Thương cho thấy rõ một thực tế, đó là tình trạng các DN chỉ nhăm nhăm NK linh kiện về lắp ráp mà chưa chú trọng đầu tư sản xuất phụ tùng linh kiện, gia tăng tỉ lệ nội địa hóa (NĐH).
Thành lập từ năm 1995, Toyota Việt Nam là liên doanh đầu tư SXLR ô tô lớn nhất tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 49 triệu USD. Đến năm 2003, DN này mới sản xuất chi tiết xe đầu tiên tại Việt Nam, và sau 16 năm đầu tư tại Việt Nam, liên doanh này mới đạt tỉ lệ NĐH từ 17 đến 37%.
“Đầu đàn” của các DN Nhà nước, song sản phẩm của Tổng công ty Công nghiệp ô tô Việt Nam mới chỉ dừng lại ở lắp ráp xe buýt, xe tải với sản lượng chiếm khoảng 10% thị trường.
Đình đám nổi bật hơn cả là Trường Hải, DN ngoài Nhà nước với 2 nhà máy lắp ráp ô tô qui mô lớn và trang bị hiện đại. Đây là DN duy nhất đầu tư sản xuất lắp ráp từ xe tải, xe buýt đến xe du lịch với lượng sản phẩm chiếm trên 20% thị trường.
Đánh giá chung về tình hình đầu tư của ngành CN này, báo cáo chỉ rõ một thực tế, các DN đầu tư nước ngoài đều chỉ đầu tư thiết bị và công nghệ hạn chế, không được trang bị hệ thống sản xuất tự động hóa. Các công ty SXLR có quy mô nhỏ hầu hết đầu tư thiết bị và công nghệ chắp vá, lạc hậu, lao động thủ công chiếm phần lớn trong các công đoạn sản xuất, lắp ráp xe.
Ưu đãi nào?
Điểm được các DN trong lĩnh vực này quan tâm nhất trong bản Dự thảo quy hoạch là những ưu đãi của Nhà nước về thuế để hỗ trợ ngành CN ô tô phát triển trong thời gian tới.
Tuy nhiên cái “phao” này được xem là sẽ không còn bởi với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam thì mức độ bảo hộ đối với ngành ô tô sẽ ngày càng giảm. Đó là chưa nói thời gian qua, mặc dù được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước, song ngành CN ô tô đã không đạt được mục tiêu đề ra.
Hai điểm quan trọng được bản Dự thảo đưa ra đó là phát triển dòng xe chiến lược và phát triển CN hỗ trợ. Để phát triển dòng xe chiến lược bản dự thảo đưa ra hàng loạt các chính sách ưu đãi liên quan đến thuế như: Giảm 50% thuế TTĐB, thuế GTGT, lệ phí trước bạ; DN được miễn thuế Thu nhập DN 4 năm, giảm 50% trong 9 năm tiếp theo; miễn thuế NK máy móc vật tư tạo tài sản cố định; hưởng thuế NK 0% đối với linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được đến năm 2018.
Tuy nhiên như đã nói, hiện nay việc thực hiện các chính sách ưu đãi như thuế TTĐB, GTGT, NK, lệ phí trước bạ… không còn phù hợp với các cam kết hội nhập của Việt Nam.
Hiện các ý kiến bàn thảo về dòng xe chiến lược vẫn chưa được các DN cũng như cơ quan hoạch định chính sách thống nhất. Việc xác định dòng xe chiến lược là xe du lịch dưới 9 chỗ cho thấy còn nhiều điểm cần xem xét. Đây là dòng xe có tính cạnh tranh cao, hay thay đổi, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, lao động nhiều kinh nghiệm… Chính vì vậy, loại xe này hiện các DN không chú trọng đầu tư, nâng cao tỉ lệ NĐH (tỉ lệ NĐH cao nhất hiện nay khoảng 15%). Như vậy mục tiêu đạt tỉ lệ NĐH trên 40% và tỉ lệ XK trên 60% đối với dòng xe chiến lược như dự thảo đề ra được xem là rất khó đạt được.
Bản Dự thảo hiện vẫn đang được lấy ý kiến đóng góp trước khi trình Thủ tướng phê duyệt. Nhiều ý kiến cho rằng, với thực trạng ngành CN ô tô hiện nay, các cơ quan hoạch định chính sách cần đưa ra các quan điểm mục tiêu phát triển ngành CN ô tô giai đoạn tới thực tế hơn, tránh mang tính hình thức.
Thuế chỉ là biện pháp hỗ trợ Tham gia ý kiến vào bản dự thảo Quy hoạch, Bộ Tài chính cho rằng, để phát triển ngành CN ô tô cần phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó yếu tố thị trường, quy hoạch đầu tư, cơ sở hạ tầng giao thông… là rất quan trọng, thuế chỉ là biện pháp hỗ trợ.Theo Bộ Tài chính, chính sách thuế cần phải góp phần giải quyết hài hòa các yếu tố: Giá xe ô tô phải giảm xuống mức hợp lý; hỗ trợ ngành CN phụ trợ, tăng tỉ lệ NĐH; góp phần điều tiết lượng xe lưu thông trên thị trường phù hợp với sự phát triển hệ thống giao thông trong nước; phù hợp với các cam kết quốc tế. Vì vậy Bộ Tài chính đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc tính khả thi, những giải pháp, cơ chế đột phá nêu ra trong dự thảo Quy hoạch. Đơn cử như các chính sách ưu đãi thuế liên quan đến dòng xe chiến lược sẽ không phù hợp với quy định của Tổ chức Thương mại thế giới. Hiện, Luật thuế TTĐB đã bãi bỏ chính sách miễn giảm thuế đối với DN trong nước để không vi phạm quy tắc phân biệt đối xử; các quy định của Nhà nước đã bỏ chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế theo tỉ lệ XK hàng hóa của DN sản xuất để không vi phạm nguyên tắc trợ cấp hàng hóa XK. Hơn nữa linh kiện, phụ tùng ô tô có tính chất lắp ráp lẫn giữa các chủng loại xe rất cao, nếu quy định chính sách ưu đãi 0% cho những chủng loại xe chiến lược ngoài việc tăng chi phí quản lý sẽ tác động bất lợi đến việc khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ.Việc quy định chính sách thuế NK theo bộ linh kiện CKD, IKD trong giai đoạn trước khi gia nhập WTO đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp, mang tính chất cào bằng, không khuyến khích sản xuất phụ tùng trong nước, vì vậy Thủ tướng Chính phủ đã bãi bỏ chính sách này từ năm 2004. Thời gian qua cho thấy, định hướng xây dựng chính sách thuế đối với ngành CN ô tô là đúng, cần tiếp tục duy trì.Vì vậy Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương cân nhắc lại đề xuất quay trở lại áp dụng chính sách thuế theo bộ linh kiện CKD và IKD như dự thảo Quy hoạch đề ra. |
Nguyễn Hà