发布时间:2025-01-10 15:47:03 来源:88Point 作者:La liga
Báo Hải quan phỏng vấn ông Lê Đức Thành (ảnh)- Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này.
Thưa ông,Đadạnghóathựchiệndịchvụcôngtrựctuyếkết quả trực tiếp cúp c1 việc ứng dụng DVCTT của ngành Hải quan được thực hiện thế nào?
Thời gian qua, các thủ tục hành chính được ngành Hải quan thực hiện mạnh mẽ thông qua DVCTT mức độ 3 và mức độ 4. Đến nay có 164/183 thủ tục thực hiện ở cấp độ 4, 9/183 thủ tục cấp độ 3. Như vậy, chỉ còn một phần rất nhỏ cấp độ 2, cấp độ 1 (những thủ tục thực hiện không hiệu quả như “thủ tục hải quan đối với mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân biên giới”, hay thủ tục với những hồ sơ được quản lý theo chế độ mật…- PV).
Với mức độ thực hiện như vậy, nên hiện nay hầu hết hồ sơ trong lĩnh vực Hải quan đã được thực hiện bằng phương thức điện tử. Ví dụ, năm 2017, khoảng 11 triệu tờ khai XNK được thực hiện bằng phương thức điện tử và thường ở cấp độ 4.
Bên cạnh thực hiện thủ tục hành chính thông qua DVCTT trong nội Ngành, ngành Hải quan còn phối hợp với các bộ, ngành thực hiện chủ trương về Chính phủ điện tử thông qua Cơ chế một cửa quốc gia (NSW). Đến nay có 64 thủ tục thực hiện và tối thiểu ở mức độ 3.
Ngành Hải quan có lộ trình cụ thể nào để hoàn thành thực hiện DVCTT cấp độ 4, thưa ông?
Hiện nay, việc thực hiện DVCTT của ngành Hải quan đã đạt được các mục tiêu đề ra trong Nghị quyết 36a của Chính phủ.
Tuy nhiên, thời gian tới, để đẩy nhanh hơn nữa thời gian thông quan, giai phóng hàng, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi, cảng… đẩy mạnh thực hiện Hệ thông quản lý hải quan tự động ở cảng biển, cảng hàng không, kho ngoại quan, các địa điểm chịu sự giám sát hải quan…
Dự kiến năm 2018 sẽ hoàn thành triển khai Hệ thống. Qua đó, ngành Hải quan kỳ vọng sẽ giúp giải phóng hàng hóa nhanh hơn, góp phần tăng sức cạnh tranh cho cộng đồng DN.
Đối với DVCTT trong lĩnh vực XNK, việc thực hiện NSW đang nhận được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, sự quan tâm của cộng đồng DN, với vai trò là Cơ quan Thường trực của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), NSW và tạo thuận lợi thương mại, Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục có sự tham mưu, đề xuất các giải pháp như thế nào để nâng cao hiệu quả thực hiện NSW, thưa ông?
Để thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về thực hiện Chính phủ điện tử nói chung, trong đó có NSW, Tổng cục Hải quan đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai mạnh mẽ.
Tuy nhiên, để đưa toàn bộ thủ tục hành chính liên quan lên NSW, Tổng cục Hải quan và các bộ, ngành cần thời gian chuẩn bị nhất định. Bởi, để kết nối, các bộ, ngành và Tổng cục Hải quan cần thực hiện 2 quy trình. Thứ nhất, tái thiết kế toàn bộ quy trình thủ tục hành chính để có thể tin học hóa, tự động hóa. Thứ hai, trên cơ sở tái thiết kế quy trình thủ tục nêu trên sẽ thực hiện việc ứng dụng CNTT để kết nối thủ tục hành chính vào NSW.
Thời gian qua lượng thủ tục kết nối của các bộ, ngành chưa thỏa mãn được yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp. Hiện nay, Tổng cục Hải quan đang tích cực phối hợp với các bộ, ngành để đẩy nhanh việc kết nối các thủ tục hành chính mới.
Các bộ, ngành đang tập trung tái thiết kế quy trình thủ tục và thực hiện ứng dụng CNTT. Đặc biệt, không chỉ tập trung thực hiện NSW, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan cũng đang đẩy mạnh thực hiện ASW.
Hiện, Việt Nam và 4 nước ASEAN đã thực hiện trao đổi chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O Form D), đang nghiên cứu thực hiện trao đổi thông tin về tờ khai hải quan; thử nghiệm trao đổi thông tin điện tử hải quan trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam- Liên minh Kinh tế Á- Âu (EAEU)...
Xin cảm ơn ông!
相关文章
随便看看