Tính tới ngày 26/3,ỳhỗtrợASEANtriệuUSDtrongcuộcchiếkèo bóng đá cúp c2 châu âu Hoa Kỳ đã cung cấp khoản đầu tư ban đầu gần 274 triệu USD cho hỗ trợ y tế và nhân đạo khẩn cấp để giúp các quốc gia có nhu cầu, ngoài nguồn vốn tài trợ đã cung cấp cho các tổ chức đa phương như Tổ chức Y tế Thế giới và UNICEF. Con số trên bao gồm gần 100 triệu USD hỗ trợ y tế khẩn cấp từ Quỹ Dự trữ khẩn cấp y tế toàn cầu của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và 110 triệu USD hỗ trợ nhân đạo từ khoản Hỗ trợ thiên tai quốc tế của USAID, được cung cấp cho 64 quốc gia có nguy cơ cao nhất khi đối mặt với mối đe dọa của đại dịch toàn cầu này. Thông qua Cục Dân số, người tị nạn và di cư của Bộ Ngoại giao, Cơ quan Tị nạn Liên hợp quốc (UNHCR) sẽ nhận 64 triệu USD hỗ trợ nhân đạo để giúp giải quyết các mối đe dọa do Covid-19 gây ra trong các tình huống khủng hoảng nhân đạo hiện hữu đối với những người dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Tài trợ của Hoa Kỳ cho các nước ASEAN chống dịch Covid-19 nhằm hỗ trợ các mục tiêu: chuẩn bị các phòng thí nghiệm để xét nghiệm Covid-19 quy mô lớn; phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm; tiến hành truyền thông nguy cơ; thực hiện kế hoạch khẩn cấp về y tế công cộng đối với các điểm nhập cảnh tại biên giới; khởi động giám sát phát hiện ca bệnh và giám sát dựa trên sự kiện đối với các bệnh thuộc dạng cúm… Với gói hỗ trợ 18,3 triệu USD, Hoa Kỳ cung cấp cả hỗ trợ kỹ thuật và hỗ trợ tài chính cho các quốc gia thành viên ASEAN. Cụ thể, hỗ trợ cho Myanmar khoảng 3,8 triệu USD tài trợ y tế và nhân đạo sẽ dành cho việc cung cấp nước và hệ thống vệ sinh, quản lý các ca bệnh Covid-19, giám sát dựa trên sự kiện, điều phối và nhiều việc khác. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đang xác định công ty Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Chính phủ Brunei, Malaysia máy thở và thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) sau khi nhu cầu nội địa của Hoa Kỳ được đáp ứng. Đồng thời, hỗ trợ y tế cho Campuchia 2 triệu USD, Indonesia 2,3 triệu USD, Lào gần 2 triệu USD, Philippines gần 4 triệu USD, Thái Lan khoảng 1,2 triệu USD, Việt Nam gần 3 triệu USD để giúp chính phủ các nước chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, kích hoạt hệ thống giám sát phát hiện trường hợp nhiễm bệnh và dựa trên sự kiện, hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật trong việc ứng phó và chuẩn bị, cũng như nhiều việc khác. Tại Việt Nam, cùng với tổ chức Y tế Thế giới, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã đào tạo cho 15 bệnh viện, hỗ trợ đào tạo cho 63 tỉnh trong việc giám sát, báo cáo và thu thập mẫu Covid-19; đồng thời đang hỗ trợ Việt Nam xây dựng các hướng dẫn kiểm soát và phòng ngừa lây nhiễm quốc gia đối với Covid-19. Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu hỗ trợ thuốc thử Covid-19 và hiện đang được phối hợp với DTRA (Cơ quan Giảm thiểu mối đe dọa quốc phòng Hoa Kỳ) để tìm nguồn cung ứng trong nước. Thảo Miên |