Thực ra,́nquàđặcbiệsố liệu thống kê về western sydney wanderers fc gặp melbourne victory tôi chỉ là người tiếp nhận gói quà đặt lên trước ảnh anh tôi là B.S. Nguyễn Khắc Viện (1915-1997) trên bàn thờ gia đình. Nguyên do, trong nhiều năm cuối đời, vợ chồng anh Viện, từ T.P. Hồ Chí Minh trở ra Hà Nội, thường ghé nghỉ lại nhà tôi, kết hợp mở “lớp” giảng dạy về tâm lý trẻ em cho y bác sĩ nhi khoa, giáo viên mẫu giáo ở Huế, trong số “học viên” đó có bác sĩ Hoàng Thị Lài.
Mặc dù “lớp” tâm lý trẻ em mở ở Huế chỉ trong vài năm, mỗi năm chỉ dăm ba buổi, nhưng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, bác sĩ Lài từ khi biết nhà tôi có đặt ảnh thờ B.S. Nguyễn Khắc Viện, cứ gần đến ngày 20/11 lại thuê bác xe thồ đem gói quà nhờ tôi thắp hương để tri ân người thầy “đã để lại cho đời chữ Tâm rất đẹp”. Món quà chỉ là gói trà thơm và một bông hồng với những dòng chữ xiêu vẹo nhưng đậm đà tình nghĩa thầy trò, được ghi trên chiếc phong bì thay cho lời khấn trước bàn thờ.
Một món quà tương tự như thế còn được bác sĩ Lài gửi ra tận Hà Nội cho giáo sư-viện sĩ Nguyễn Cảnh Toàn, nhưng mối quan hệ “thầy-trò” còn đặc biệt hơn, do “trò” nay đã ở “cõi khác” gần ba chục năm.
Tiến sĩ toán Hoàng Hữu Đường (1936-1987), người em ruột tài giỏi mà đoản mệnh được bác sĩ Lài yêu quý vô cùng. Có thể nói ông là một nhà toán học tài năng đặc biệt của Việt Nam. Hoàng Hữu Đường sinh tại Huế, nhưng quê làng Bích La bên sông Thạch Hãn nổi tiếng, đồng hương và là người thân của những tên tuổi như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Thị Ái, Hoàng Thi Thơ… Ông tốt nghiệp đại học xuất sắc năm 20 tuổi và trở thành một trong số giáo sư đầu tiên của Khoa Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội, có công trình nghiên cứu mới mẻ được các giáo sư toán học như Lê Văn Thiêm đánh giá cao. Đáng lẽ ông sang Liên Xô bảo vệ luận án cùng dịp với nhà toán học Phan Đình Diệu, nhưng vì “lý lịch chưa rõ ràng” (do đất nước chưa thống nhất) bị “kẹt” lại. Cũng vì thế, năm 1973, ông trở thành người mở đầu việc bảo vệ luận án phó tiến sĩ trong nước, mà một trong các giáo sư phản biện-chấm luận án là giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn. Hơn mười năm sau khi người học trò ưu tú ra đi, trong một lá thư gửi người chị là bác sĩ Lài, giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn viết: “…Đã hơn 50 năm trôi qua, kể từ khi tiếp quản Thủ đô và đón nhận những khóa sinh viên đầu tiên… tôi nhớ nhất anh Hoàng Hữu Đường… là một tài năng trẻ đầy triển vọng… Anh mất đi quá sớm, để lại tiếc thương cho bao nhiêu người, trong đó có tôi…”
Vị giáo sư viết những dòng này, mấy năm qua, sức khỏe đã sút kém nhiều. Biết tôi và giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn là anh em con dì, mấy năm qua, trước khi gửi quà ra Hà Nội, bác sĩ Lài đều gọi điện “thăm dò” sức khỏe giáo sư, vì biết đâu… Năm nay, chị lại vừa gọi cho tôi, tôi khuyên chị rằng chị đã già yếu, anh Toàn thì nay không đọc được thư nữa và đã quá hiểu tấm lòng quý hóa của chị, chị đừng gửi gì ra nữa. Nhưng bác sĩ Lài nói: “Không! Tôi đã chuẩn bị rồi. Tôi gửi chút ít cho em nó vui…”.
Những ngày lễ, Tết, ở đâu có chuyện tặng quà thầy cô chỉ vì vụ lợi, tôi không biết, nhưng chỉ riêng việc bác sĩ Lài tỏ lòng tri ân với vị giáo sư thay cho người em đã mất gần 30 năm cũng như với người thầy dạy tâm lý của mình đã ở “cõi khác” gần 20 năm cũng đủ làm chúng ta ấm lòng trong ngày 20/11, dù trời có mưa rét chăng nữa…
Nguyễn Khắc Phê