Bằng cảm quan,àngthậthànggiảBằngcảmquancơquanchuyênmôncũngquotbókèo bóng đá trực tuyến nhà cái lực lượng thực thi khó phân biệt được hàng giả, hàng nhái.
Minh chứng cho việc này, với 2 sản phẩm giống hệt nhau được vị Chánh Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đưa ra nhưng từ các khách mời đến chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đều cho rằng "Khó có thể nhận biết được bằng cảm quan đâu là hàng thật, hàng giả."
Thẳng thắn chỉ ra những hạn chế này, ông Dũng cho rằng, trước hết, là do một số doanh nghiệp (chủ sở hữu) vẫn thờ ơ với công tác bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, thậm chí nhiều doanh nghiệp khi có thông tin sản phẩm của mình bị làm giả còn "làm ngơ" vì sợ người tiêu dùng biết sẽ tẩy chay hàng hóa đó.
Nhưng quan trọng hơn, theo ông Dũng, năng lực chuyên môn của nhiều cán bộ thực thi pháp luật còn hạn chế, thiếu thông tin về hàng thật, hàng giả nên không dám xử lý tại chỗ những mặt hàng vi phạm.
Cùng quan điểm trên, ông Trần Hữu Nam, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) cũng đưa ra nhận xét, cơ quan thực thi pháp luật vẫn chưa chủ động, hành động quyết liệt đối với hàng giả, hàng nhái.
Theo ông Nam "Có thể họ chưa thấy được mức độ của việc xâm phạm, hoặc ngại va chạm vì nếu không xử lý đúng pháp luật, hoặc đủ cơ sở pháp lý sẽ bị doanh nghiệp kiện lại". Chính vì những lý do đó mà nạn hàng giả, hàng nhái vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp và còn nhiều kẽ hở để len lỏi, tồn tại.
Theo thống kê của Ban chỉ đạo Chống buôn lậu và gian lận thương mại quốc gia (Ban 389), năm 2014 các lực lượng thực thi pháp luật đã bắt giữ hơn 21.645 vụ hàng giả.
Nhưng với hậu quả thực tế của nạn hàng giả thì theo nhiều đại biểu tham dự tọa đàm nhận định, việc vi phạm sở hữu trí tuệ đang đe dọa nghiêm trọng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng như uy tín của nhiều doanh nghiệp lớn trong bối cảnh hội nhập.
Lực lượng chức năng Hà Nội đang tiêu hủy hàng giả.
Tại cuộc tọa đàm, với vai trò là người trong cuộc, ông Đỗ Dũng, Trưởng phòng pháp chế, công ty Honda Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm từ thực tế của công ty này, theo đó bản thân doanh nghiệp phải là người chủ động đầu tiên trong việc bảo vệ hàng hóa của mình.
Ông Dũng cho biết, ngay khi lên kế hoạch làm ra sản phẩm mới, công ty này đã phải làm công tác đăng ký sở hữu trí tuệ, sau đó muốn hiệu quả cao thì doanh nghiệp phải thường xuyên cung cấp thông tin về sản phẩm thật cho các cơ quan chức năng qua đó có cơ sở xử lý vi phạm.
"Doanh nghiệp phải là người chủ động trước vì đây là tài sản của mình, không để sau khi mất lại phải đi mua lại thương hiệu của mình với giá không hề rẻ," ông Dũng nêu ý kiến./.