您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【ket qua cagliari】Giám sát xả thải của doanh nghiệp: Cần trao quyền cho người dân 正文

【ket qua cagliari】Giám sát xả thải của doanh nghiệp: Cần trao quyền cho người dân

时间:2025-01-12 13:32:00 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Quy chuẩn xả thải ở nước ta hiện nay vẫn còn những điều chưa phù hợp. Anht: TLGS Đặng Hùng Võ, nguyê ket qua cagliari

xathai

Quy chuẩn xả thải ở nước ta hiện nay vẫn còn những điều chưa phù hợp. Anht: TL

GS Đặng Hùng Võ,ámsátxảthảicủadoanhnghiệpCầntraoquyềnchongườidâket qua cagliari nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh chủ đề này.

PV: Ông đánh giá thế nào về quy chuẩn xả thải ở nước ta hiện nay, liệu những quy định trên đã đáp ứng được quá trình phát triển kinh tế hay chưa?

GS Đặng Hùng Võ: Những tiêu chuẩn quy chuẩn ở Việt Nam đã được xây dựng trong một thời gian khá dài, tuy nhiên theo quan điểm của tôi vẫn còn những điều chưa phù hợp, còn cách xa so với những nước phát triển.

Cụ thể, ở các nước phát triển quy chuẩn của họ ứng với từng khu vực một, và từng nơi chứa nước, trong khi Việt Nam lại đưa ra một quy chuẩn chung. Điều đó đồng nghĩa với việc quy chuẩn cho những con sông đã bị ô nhiễm và những con sông chưa bị ô nhiễm như nhau, như vậy là chưa hợp lý.

Tôi cho rằng những quy chuẩn hiện tại có thể phù hợp với giai đoạn kêu gọi, mời nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiện đã đến lúc chúng ta cần lựa chọn nhà đầu tư, lựa chọn ngành nghề mà Việt Nam đang thiếu chứ không phải chấp nhận kêu gọi đầu tư bằng mọi giá. Vì vậy, quy chuẩn môi trường, quy chuẩn xả thải ở Việt Nam phải được rà soát nâng lên để phù hợp với giai đoạn phát triển mới.

Tôi cho rằng chúng ta cần kiện toàn hệ thống giám sát và phải mở rộng quyền giám sát cho các tổ chức xã hội và cho người dân trực tiếp tham gia vào giám sát các cơ sở có thể gây ô nhiễm.

ông Võ

GS Đặng Hùng Võ

PV: Nhiều ý kiến cho rằng chúng ta đã có những tiêu chuẩn xả thải khá đầy đủ, tuy nhiên doanh nghiệp vi phạm quy định vẫn còn nhiều. Liệu có phải do giám sát còn chưa chặt chẽ không, thưa ông?

GS Đặng Hùng Võ:Chính xác, Việt Nam là nước có quá trình xây dựng pháp luật rất chi tiết và khá đầy đủ, ở cả các quy chuẩn môi trường và các chỉ số nhưng thực tế, quy chuẩn đó có được áp dụng thực hiện ở tất cả mọi dự án, mọi nơi phát triển công nghiệp, phát triển đô thị hay không thì là câu chuyện khác.

Từ quy định trên văn bản tới thực tế bao giờ cũng có khoảng cách khá dài. Để khắc phục vấn đề này không nằm ở tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường mà nằm ở hệ thống giám sát kiểm tra thanh tra về môi trường và hình thức xử phạt hợp lý khi doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật.

Do đó, một trong những công cụ quan trọng trong việc thực thi bảo vệ môi trường là câu chuyện giám sát của Nhà nước, của xã hội. Luật Bảo vệ môi trường có được thực hiện tốt hay không tốt, phù hợp hay không phù hợp thì còn phụ thuộc vào cơ chế giám sát, cơ chế kiểm tra.

Tôi cho rằng chúng ta cần kiện toàn hệ thống giám sát và phải mở rộng quyền giám sát cho các tổ chức xã hội và cho người dân trực tiếp tham gia vào giám sát các cơ sở có thể gây ô nhiễm. Các cơ quan quản lý nhà nước phải có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến giám sát của người dân, đồng thời phải có trách nhiệm giải trình cho người dân hiểu được ý kiến giám sát của họ đúng hay sai, chỗ nào phù hợp chỗ nào chưa. Nếu thực hiện được điều này thì hệ thống giám sát mới đạt hiệu quả.

PV: Vậy ông có kiến nghị gì để giải quyết những vấn đề trên?

GS Đặng Hùng Võ: Thời gian qua, đã có sự tham gia của Cảnh sát môi trường trong việc phát hiện những cơ sở xả thải. Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước cũng tìm cách thu thập chứng cứ để phát hiện cơ sở gây ô nhiễm. Tuy nhiên chúng ta lại không thể làm được điều này thường xuyên, nên nếu doanh nghiệp xả thải trộm, ảnh hưởng tới môi trường thì chúng ta khó lòng phát hiện.

Như trên đã nói, việc trao quyền giám sát trực tiếp cho người dân, để người dân là “tai mắt” mới hy vọng có thể bảo vệ được môi trường. Từ những giám sát của người dân trong cuộc sống hàng ngày, cơ quan quản lý có thể lấy đó làm căn cứ để kiểm tra việc thực hiện pháp luật môi trường của doanh nghiệp. Tôi cho rằng bảo vệ môi trường phải là sự nghiệp của toàn dân, mọi người dân cùng tham gia vào.

PV: Xin cảm ơn ông!

Hồng Quyên