Xã hội hóa đang thổi làn gió mới vào dịch vụ đường sắt.
Những cơ hội làm thay đổi trì trệ
Như Tiền Phong đã đưa tin,ànsóngtưnhânđổbộđườngsắket qua empoli vào giữa tháng 9 vừa qua, Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) và Tập đoàn Indo Trans Logistics (ITL) ký hợp đồng “Dự án xã hội hóa Trung tâm Đường sắt logistics tại ga Yên Viên” (Hà Nội). Nói như ông Nguyễn Ngọc Đông – Thứ trưởng Bộ GTVT, dù trị giá bản hợp đồng nhỏ (vốn đầu tư từ năm 2015-2018 chỉ 90 tỷ đồng) nhưng có ý nghĩa lớn trong việc mở ra thời kỳ xã hội hóa, thu hút tư nhân vào lĩnh vực vận tải, hạ tầng đường sắt.
Với bản hợp đồng này, ĐSVN giao cho ITL nắm quyền khai thác bãi hàng ở Nam Yên Viên trong 23 năm. Đây chính là hình thức chuyển nhượng hạ tầng mà Bộ GTVT đề cập đến gần đây; đặc biệt sôi động trong lĩnh vực hàng không, hàng hải. Tuy nhiên, hợp đồng của ĐSVN và ITL không ồn ào, thậm chí ít thông tin nhưng bất ngờ cán đích. Một chi tiết nhỏ nhưng đặc biệt: Lần đầu tiên trong nhiều năm, một sự kiện của Tổng Cty ĐSVN được tổ chức tại một khách sạn lớn nhất Hà Nội.
Dự án này được kỳ vọng là cánh tay nối dài của các cảng biển, cảng sông ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương; thay đổi cách thức bốc dỡ, quản lý hàng hóa; tạo cú hích cho hệ thống vận tải hàng hóa bằng đường sắt ở miền Bắc. Ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐQT Tổng Cty ĐSVN cho biết, ngoài dự án này, tổng công ty đang trải thảm đỏ mời các nhà đầu tư vào các bãi hàng đường sắt tại Lào Cai, Lạng Sơn và Sóng Thần (Bình Dương).
Về hạ tầng nhà ga hành khách, Vingroup đánh tiếng muốn đầu tư vào Ga Hà Nội, TP HCM và Đà Nẵng. Riêng ga Đà Nẵng, theo Ban QLDA Đường sắt (Bộ GTVT), đang có nhiều doanh nghiệp cùng xếp hàng đầu tư như: Liên danh Đức Bình - Thành Phong - Cienco 1, Công ty CP Tập đoàn T&T, Tập đoàn Vingroup và Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển hạ tầng Nam Việt Á.
Dự án xây dựng đường sắt khổ 1.435mm Hà Nội - Hải Phòng đang được Liên danh Nhà đầu tư Cty TNHH Phát triển Công Ý- Thái (ITD) và Cty Cổ phần Đầu tư khai thác cảng (IMP) (gói tắt là Liên danh Nhà đầu tư ITD - IMP) đang quan tâm nghiên cứu.
Các doanh nghiệp nhỏ, ngoài ngành cũng đang tìm thấy cơ hội kinh doanh từ đường sắt. Đơn cử, ngày 28/9, ĐSVN và Cty Viễn thông Hà Nội ký bản ghi nhớ hợp tác về dịch vụ tiện ích trực tuyến trên tàu (có tên Railway Box). Chỉ cần thông qua ứng dụng này trên điện thoại di động, hành khách có thể đặt đồ ăn, đồ uống và quà tặng dịch vụ trên tàu (bao gồm cả việc gọi đồ ăn đặc sản, quà tặng tại các ga trên hành trình đoàn tàu); cung cấp các ứng dụng xem phim, đọc báo, nghe nhạc, games; đặt tour du lịch, khách sạn, taxi đưa đón phục vụ hành khách đi tàu...
Xã hội hóa đang thổi làn gió mới vào dịch vụ đường sắt.