当前位置:首页 > World Cup > 【bonh】Yemen rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất

【bonh】Yemen rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất

2025-01-10 09:40:43 [Ngoại Hạng Anh] 来源:88Point

Xung đột leo thang,ơivokhủnghoảngtồitệnhấbonh thiếu lương thực trầm trọng, dịch bệnh hoành hành... đã làm hàng triệu người dân Yemen rơi vào tình cảnh khốn khó cần cứu trợ nhân đạo khẩn cấp.

Trẻ em Yemen bị suy dinh dưỡng điều trị tại bệnh viện ở Sanaa. Nguồn: AFP/TTXVN

Xung đột ở Yemen khởi đầu và rơi vào hỗn loạn kể từ khi phiến quân Houthi và các lực lượng trung thành với cố Tổng thống Ali Abdullah Saleh kiểm soát phần lớn lãnh thổ, trong đó có thủ đô Sanaa. Gần 3 năm qua, chiến tranh và xung đột giữa quân đội chính phủ với phiến quân kéo dài tại Yemen đã khiến khoảng 12.000 người thiệt mạng, trong đó đa số là dân thường, gần 40.000 người bị thương, 3 triệu người phải rời bỏ nhà cửa và 2/3 dân số nước này cần cứu trợ nhân đạo. Xung đột càng leo thang kể từ tháng 3-2015, khi liên minh Arab do Saudi Arabia đứng đầu tiến hành can thiệp quân sự nhằm hỗ trợ chính phủ được quốc tế công nhận của Tổng thống Yemen Mansour Hadi.

Trước thực trạng trên, nhiều tổ chức và các quốc gia liên quan đã đứng ra làm trung gian để hòa giải mâu thuẫn giữa các bên liên quan, tuy nhiên đến thời điểm này vẫn chưa thu được kết quả khả quan nào. Đáng quan tâm là các vòng đàm phán hòa bình do Liên Hiệp Quốc bảo trợ giữa các bên đối địch tại Yemen nhưng đến nay vẫn chưa thu được kết quả khả quan nào.

Mới đây, Nga cũng lên tiếng kêu gọi chấm dứt giao tranh tại Yemen và khẳng định quân sự không phải là giải pháp cho cuộc chiến kéo dài nhiều năm qua giữa phiến quân Houthi và Chính phủ Yemen được Saudi Arabia hậu thuẫn. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấm dứt “càng sớm càng tốt” cuộc xung đột vũ trang ở Yemen và điều quan trọng là các bên tham chiến cần từ bỏ nỗ lực giải quyết xung đột bằng vũ lực. Theo ông Lavrov, Nga sẽ can dự với tất cả các bên ở Yemen để chuyển sang đối thoại chính trị mặc dù tháng trước, Matxcơva tuyên bố đã ngừng sự hiện diện ngoại giao tại Yemen do cuộc xung đột ngày càng gia tăng tại quốc gia Trung Đông này.

Đề xuất của Nga được Yemen đồng thuận nhưng vẫn chưa có phản hồi từ phía phiến quân Houthi. Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Yemen Abdul-Malik al-Mikhlafi cho biết chính phủ hợp pháp ở Yemen ủng hộ giải pháp hòa bình. Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Yemen Abdul-Malik al-Mikhlafi cho rằng cần có 5 điều kiện để Chính phủ Yemen đàm phán với Houthi bao gồm việc lực lượng Houthi ngừng các tội ác chống lại các chính trị gia và dân thường như một điều kiện tiên quyết, thả tự do cho những người bị bắt giữ, ngừng bắn tên lửa và ngừng tấn công các thành phố.

Đáng quan ngại là cùng với xung đột kéo dài, kể từ tháng 4-2017, Yemen phải đối mặt với dịch tả tồi tệ nhất thế giới với khoảng 5.000 cas nhiễm mỗi ngày và khoảng 15 triệu người lâm vào tình trạng thiếu nước sạch và dịch vụ y tế. Mới đây, điều phối viên phụ trách hoạt động cứu trợ khẩn cấp của Liên Hiệp Quốc, ông Mark Lowcock cho biết tình hình nhân đạo tại Yemen đang diễn biến ngày một tồi tệ khi hiện có khoảng 22,2 triệu người cần được trợ giúp, tăng 3,4 triệu người so với năm ngoái. Ông Lowcock hối thúc tất cả các quốc gia tài trợ đóng góp cho kế hoạch ứng phó nhân đạo cho Yemen năm 2018 mới được phát động. Kế hoạch này cần 2,96 tỉ USD để trợ giúp cho hơn 13 triệu người trên toàn Yemen trong năm 2018. Hiện tại Saudi Arabia cùng Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã cam kết đóng góp gần 1 tỉ USD cũng như khoản cam kết 500 triệu USD từ một số nhà tài trợ trong khu vực.

Ông Lowcock cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mở cửa tất cả các cảng biển ở Yemen, trong đó có Hudaydah và Saleef, nhằm tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ nhân đạo cũng như nhập khẩu lương thực, nhiên liệu và thuốc men. Bởi lẽ, hơn 70% số người dân cần viện trợ sống gần hai cảng biển này. Ông Lowcock cho hay, kể từ khi Hudaydah và Saleef được mở cửa trở lại hồi tháng trước, Liên Hiệp Quốc và các đối tác đã vận chuyển được khối lượng lớn lương thực, thuốc men và nhiên liệu cho những người cần trợ gúp.

Tuy nhiên, những khoản cứu trợ trên chỉ đáp ứng được một phần số lượng người dân đói, khát và bị nhiễm dịch bệnh ở nước này. Yemen hiện rơi vào khủng hoảng tồi tệ nhất lịch sử là nhận xét không sai kể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của giới quan sát.

HN tổng hợp

(责任编辑:La liga)

推荐文章
热点阅读