【kqbd j league】Vụ bạo lực tại trường quốc tế ở TP.HCM biến thành bắt nạt trực tuyến
作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 10:10:26 评论数:
Trong suốt một tuần qua,ụbạolựctạitrườngquốctếởTPHCMbiếnthànhbắtnạttrựctuyếkqbd j league bà T.H.T. liên tục livestream kể về sự việc con gái theo học tại trường Quốc tế TP.HCM American Academy (ISHCMC-AA) bị bạn học đánh. Các đoạn livestream này đều thu hút hàng trăm nghìn người theo dõi.
Khi nhà trường bị đổ lỗi xử lý vụ việc chậm chạp, nhiều khán giả thể hiện nỗi bức xúc, muốn tự giải quyết vụ việc, ít nhất là trên phạm vi trang cá nhân của mình.
Một số người chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân của nữ sinh được cho là thủ phạm bạo lực học đường với những lời lẽ từ chỉ trích, lên án cho đến thù hằn, tục tĩu.
Một vụ bạo lực học đường không được giải quyết thỏa đáng vì sự thiếu thấu hiểu, tinh tế của các bên liên quan đã dần trở thành cyberbully (bắt nạt trên mạng) với sự tham gia của hàng trăm nghìn người. Nhiều người chưa thực sự hiểu về vụ việc vẫn cho mình quyền phán xét, kết tội người khác.
Vụ học sinh xô xát tại trường Quốc tế TP.HCM American Academy gây chú ý nhiều ngày qua. |
Trò đùa trên mạng xã hội
Sau vụ phụ huynh livestream tố con bị nữ sinh cùng trường đánh và nhà trường thiếu tôn trọng, lắng nghe mình, các hashtag hoàn toàn không liên quan như #penthouse, #penthousevietnam, #penthousephienbanviet, #cuocchienthuongluu bất ngờ viral trên mạng xã hội TikTok và Facebook.
Các clip sử dụng những hashtag này được cắt ra từ buổi livestream của bà T.H.T. và ví von vụ việc tại trường ISHCMC-AA như tình tiết trong Penthouse, một bộ phim truyền hình dài tập về những tranh chấp trong tầng lớp thượng lưu tại Hàn Quốc.
Phụ huynh livestream bức xúc chuyện con bị bạn học đánh ở trường. |
Tương tự như các tuyến nhân vật của Penthouse, người xem cũng phân chia các cá nhân liên quan vụ việc thành phe chính diện và phản diện.
"Xem còn cuốn hơn phim Hàn", "Penthouse mùa 4 quá gay cấn", "Oh Yoon Hee phiên bản Việt chiến quá", "Phe phản diện hơi yếu nhỉ"... là những bình luận dễ dàng tìm thấy dưới những bài đăng, clip nói về vụ việc.
Những trò đùa trên mạng xã hội dường như đã biến một vụ việc đáng buồn thành câu chuyện hài hước để cùng nhau cười cợt.
Bạo lực học đường bị xem nhẹ khi cộng đồng mạng chỉ tập trung bàn tán về những tình tiết như phim, cách cosplay người này, chế nhạo người kia.
Trong khi đó, những điều cơ bản nhất như tìm hiểu câu chuyện từ nhiều phía, xem xét nguyên nhân vụ xô xát, giải pháp cho các bên... thì không nhiều người quan tâm.
Bạo lực học đường trở thành bắt nạt trực tuyến
Bên cạnh những người không quan tâm đến bản chất và chỉ muốn biến vụ việc thành câu chuyện cười, vẫn có những người tỏ rõ sự bức xúc và mong muốn vấn đề được giải quyết, thủ phạm bị trừng phạt.
Nhưng phần đông đều thiếu bình tĩnh và kiềm chế. Không chờ đợi các bên liên quan, có trách nhiệm lên tiếng, họ cho phép mình tự xử lý vụ việc trên mạng xã hội. Từ đây, bạo lực học đường đã dần trở thành bắt nạt trực tuyến.
Nhà tâm lý học Graham Jones tin rằng đôi khi con người trở nên hung hăng hơn trên mạng xã hội.
"Đặc điểm của thế giới trực tuyến khiến cho những hành vi tiêu cực xảy ra nhiều hơn so với thực tế. Với thế giới thực, mọi người theo dõi hành vi của những người xung quanh và điều chỉnh hành vi của chính mình cho phù hợp. Với môi trường trực tuyến, chúng ta không có các cơ chế phản hồi như vậy".
Những cơ chế phản hồi này có thể là ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, ánh mắt, lời nói...
Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều người trở nên hung hăng hơn trên mạng xã hội. Ảnh minh họa: Shutterstock. |
Trong bài viết có tiêu đềThe Online Disinhibition Effect (tạm dịch: Hiệu ứng ức chế trực tuyến), nhà tâm lý học John Suller khám phá 6 yếu tố khiến con người thay đổi hành vi khi online:
Tính ẩn danh (hành động không tiết lộ con người tôi), sự tàng hình (không ai biết tôi trông như thế nào), không đồng nhất (hành động của tôi không xảy ra trong thế giới thực), solipsistic introjection (tôi không biết những người này nên có thể tùy ý đoán biết về họ), tưởng tượng phân tách (đây không phải thế giới thực, những người này cũng không có thật), giảm thiểu trách nhiệm (cảm giác có thể tự do hành động mà không sợ bị truy cứu trách nhiệm).
Từ nghiên cứu của mình về Đức Quốc xã, nhà triết học người Mỹ gốc Đức Hannah Arendt là một trong những người đầu tiên cảnh báo về "cái ác tầm thường" - việc bình thường hóa hành động tội lỗi trong một nhóm người hay cộng đồng.
Sau hàng chục năm, thuật ngữ này vẫn thường xuyên được sử dụng và có giá trị với các nghiên cứu về cyberbully.
Trong một vụ bắt nạt trực tuyến, phần lớn có xu hướng hùa nhau hành động thay vì bình tĩnh tìm hiểu, theo dõi sự việc.
Việc để lại bình luận độc hại bên dưới bài viết mạt sát ai đó cho người ta cảm giác an toàn rằng một giọt nước không thể làm tràn ly. Nhưng hiệu ứng đám đông đáng sợ hơn sự tưởng tượng của con người.
Trong bài đánh giá cuốn sách Entitled: How Male Privilege Hurts Women của Kate Manne, Sarah Hawkes, Giám đốc Trung tâm Giới tính và Sức khỏe Toàn cầu, đồng thời là một bác sĩ có bằng xã hội học, nhận định: "Quan niệm rằng cái ác nảy nở khi chúng ta thiếu suy nghĩ, không chịu đặt câu hỏi hoặc mất đi sự đồng cảm vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay. Nó vẫn giống như khi Arendt thuật lại câu chuyện từ phòng xử án ở Jerusalem".
(Theo Zing)
Bắt nạt trực tuyến là vấn đề an toàn mạng nghiêm trọng nhất với trẻ em ở trường
Trong nghiên cứu mới về nội dung độc hại và tác động tiêu cực đến sự an toàn của trẻ em trên không gian mạng, Cyber Purify cho biết, bắt nạt trực tuyến được xem là vấn đề an toàn mạng nghiêm trọng nhất đối với trẻ em ở trường.