您现在的位置是:88Point > World Cup

【ket qua romania】Đề xuất bổ sung đối tượng trong khái niệm người tiêu dùng

88Point2025-01-10 16:46:50【World Cup】9人已围观

简介Bổ sung khái niệm người tiêu dùngVềkhái niệm người tiêu dùng ket qua romania

Bổ sung khái niệm người tiêu dùng

Về khái niệm người tiêu dùng,Đềxuấtbổsungđốitượngtrongkháiniệmngườitiêudùket qua romania VCCI cho rằng, đây là nội dung nhận được nhiều ý kiến từ các đại biểu quốc hội, theo hướng cần bổ sung “tổ chức” vào khái niệm “người tiêu dùng”.

Ngoài ra, cần bổ sung, đánh giá thực tế triển khai Luật từ năm 2010 đối với các đối tượng người tiêu dùng là tổ chức ở các khía cạnh như: Đã có bao nhiêu vụ việc được giải quyết, lợi ích của người tiêu dùng là tổ chức bị thiệt hại là bao nhiêu, có đặc thù gì so với người tiêu dùng là cá nhân.

Bên cạnh đó, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu kinh nghiệm một số quốc gia về định nghĩa người tiêu dùng, ví dụ như: Luật về quyền của người tiêu dùng của Anh năm 2015 (khoản 3 Điều 2), Luật Bảo vệ người tiêu dùng Singapore năm 2003 (Điều 2 Phần I), Luật Cạnh tranh và người tiêu dùng Úc năm 2020 (Điều 4B, Phần I), Luật bảo vệ người tiêu dùng Indonesia năm 1999 (khoản 2 Điều 1, Chương I), Luật bảo vệ người tiêu dùng Thái Lan.

Về trách nhiệm của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số, VCCI cho rằng Dự thảo dường như đang giao quá nhiều nghĩa vụ cho các tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số vượt ra ngoài phạm vi hoạt động của các tổ chức này, thậm chí có những quy định trùng lặp với nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân bán hàng.

Cụ thể, khoản 3 Điều 42 Dự thảo quy định: “tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số tại điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm thực hiện quy định tại Chương II, Điều 39, Điều 40 và Mục 2 Chương III của Luật này”.

Trong khi đó, VCCI cho rằng một số quy định trong số này rõ ràng là không được thiết kế cho tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số. Ví dụ toàn bộ Chương II về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng. Đây là toàn bộ trách nhiệm của nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ trực tiếp, bên thứ ba được ủy quyền cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số với chức năng của mình có nghĩa vụ hoàn toàn khác, tách biệt với các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên nền tảng và do đó không thể thực hiện các nghĩa vụ trên.

Điểm b khoản 1 Điều 40 quy định tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số phải cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin về “giá cả, chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ”. Lập luận tương tự trên, đây là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức kinh doanh. Tổ chức vận hành nền tảng số có thể bảo đảm các cá nhân, tổ chức kinh doanh phải niêm yết đầy đủ các thông tin nhưng không thể bảo đảm tính chính xác, đầy đủ vì đây là trách nhiệm của bên bán. Khoản 3 Điều 39 về “bán hàng trực tiếp” rõ ràng là không thuộc phạm trù kinh doanh trên nền tảng số, nơi việc mua bán được diễn ra trên không gian mạng.

Bởi các lý do trên và vì các điểm khác tại khoản 3 đã quy định tương đối chi tiết nghĩa vụ của đối tượng này, VCCI đề nghị ban soạn thảo bỏ phạm vi áp dụng ở các chương, điều khoản không thuộc phạm vi nghĩa vụ của tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số.

“Đồng thời, cân nhắc thiết kế một mục riêng về kinh doanh trên không gian mạng, không gộp chung với mục “bán hàng từ xa” để tăng tính rõ ràng, thuận tiện trong áp dụng cho các đối tượng chịu sự điều chỉnh”, VCCI nhấn mạnh.

VCCI đề xuất bổ sung đối tượng "tổ chức" vào khái niệm "người tiêu dùng". Ảnh minh hoạ

很赞哦!(9485)