Khối u ăn mòn khớp háng Năm 2018,ệnhnhânthoátcảnhtànphếnhờkhốititaniumđặcbiệtrận trabzonspor anh Dương Quốc Hội (sinh năm 1986) phát hiện mắc bệnh u xương cánh chậu. Triệu chứng ban đầu chỉ là không nhấc được chân phải lên bình thường. Đi qua 5 bệnh viện tại TP.HCM, tất cả đều lắc đầu và từ chối điều trị, vì ca phẫu thuật thực sự khó khăn. Khối u đã xâm lấn vào các cơ quan nội tạng như niệu quản, mạch máu vùng chậu, bàng quang, trực tràng và đang hủy hoại xương. Tây y bất lực, gia đình anh tìm đến Đông y. Thế nhưng, kết quả ngày càng bi quan. “Ban đầu, mình đi lại như bị cà thọt vì khối u còn nhỏ. Khi to lên, u phá hủy khớp háng, mình buộc phải dùng nạng, vô cùng khó khăn”, anh Hội nhớ về khoảng thời gian gần 3 năm tuyệt vọng. “Gia đình chỉ có cháu là con trai. Chúng tôi chạy chữa bao nhiêu bài thuốc. Đi đến chỗ nào, người ta cũng bảo không thành công đâu”, bà Nguyễn Thị Thanh Phương, mẹ anh Hội chia sẻ. Dù vậy, bà vẫn đồng hành cùng con trai cho đến ngày lên bàn mổ. Ca đại phẫu với nhiều chuyên khoa để thay khối khớp háng – khung chậu titanium cho bệnh nhân. Năm 2020, được gặp bác sĩ Trần Bình Dương, Phó khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Hội xem đây là cơ hội cuối cùng của mình. “Một thanh niên rơi vào trầm cảm, như mất hết tương lai vì căn bệnh hủy hoại khớp háng, rất đau lòng. Tôi đã bàn với trưởng khoa cùng lên phương án, lập kế hoạch lâu dài”, bác sĩ Trần Bình Dương chia sẻ. Các buổi hội chẩn liên chuyên khoa liên tục diễn ra. Khối u bao trùm cả một phần khung chậu và khớp háng, dính sát vào niệu quản, trực tràng, mạch máu. Nếu không phẫu thuật, bệnh nhân sẽ tàn phế, đó là điều không thể tránh khỏi. Tệ hơn, bệnh nhân có thể chết vì khối u chèn ép nội tạng gây mất chức năng, hoặc suy kiệt cơ thể, hoặc kiệt quệ tâm lý. Những trăn trở trên buộc các bác sĩ lên kế hoạch chi tiết cho ca đại phẫu, không chỉ cứu tính mạng mà còn cứu tương lai của người thanh niên. TS.BS Lê Văn Tuấn, Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, khối u xâm lấn rất sâu, nhưng có thể phẫu thuật được. Nhận định này đã mở ra ánh sáng cho chàng trai và người mẹ, vốn đã cạn dần hi vọng. Lắp đặt khối titanium đặc biệt vào cơ thể Để chuẩn bị cho ca phẫu thuật, các bác sĩ đã chuyển thông tin sang Đức để nhà sản xuất dựng mô phỏng 3D, sản xuất ra khối khung chậu - khớp háng bằng titanium, cá thể hóa cho bệnh nhân. “Việc đo đếm, kích thước khối titanium này được tính toán một cách tỉ mỉ, chi tiết và đặt hàng riêng biệt, chỉ có thể dùng duy nhất cho bệnh nhân Hội”, TS.BS Lê Văn Tuấn giải thích. Các bác sĩ cũng thực hiện lắp ráp thử trên mô hình nhà sản xuất gửi về trước khi bước vào ca đại phẫu thực sự. “Về mặt kỹ thuật, Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều chuyên gia dày dạn kinh nghiệm ở các chuyên khoa, đó có thể xem là thuận lợi”, TS.BS Lê Văn Tuấn chia sẻ. Bệnh nhân Dương Quốc Hội và mẹ trong ngày tái khám tại Bệnh viện Chợ Rẫy Một ca mổ lớn, được chuẩn bị gần 2 năm và kéo dài hơn 10 tiếng đồng hồ đã diễn ra vào ngày 15/6 - ngay thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Các ê-kíp thuộc Khoa Chấn thương chỉnh hình, Ngoại tiêu hóa, Ngoại tiết niệu, Phẫu thuật mạch máu, Trung tâm Ung bướu, Gây mê hồi sức… được huy động. Khối u được tắc mạch để hạn chế chảy máu và bóc tách thành công. Các bác sĩ đã tạo hình khớp háng - xương chậu cho bệnh nhân bằng mô hình titanium đặc biệt. Theo Bệnh viện Chợ Rẫy, đây là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam phẫu thuật thành công tạo hình cá thể hóa khớp háng - xương chậu, do bướu nguyên bào sụn khối lớn hiếm gặp ở vùng chậu - ổ cối. Quá trình hồi phục của bệnh nhân Dương Quốc Hội diễn ra thuận lợi, xương phát triển tốt và dự kiến trong vài tháng tới, có thể đi đứng bình thường. “Niềm vui của tôi có lẽ còn lớn hơn việc trúng số độc đắc. Tôi cứ nghĩ nếu lỡ mình chết đi thì lấy ai chăm cho con nếu cháu nằm liệt như vậy. Bây giờ, không biết nói sao để hết ân tình với bác sĩ, điều dưỡng ở bệnh viện”, mẹ bệnh nhân xúc động sau khi tìm lại “đôi chân” cho con trai. Linh Giao Bé 4 tuổi bị nhiễm trùng huyết, viêm phổi nặng được chữa khỏiSau 4 tháng điều trị nhiễm trùng huyết, với 14 lần lọc máu, phải thở máy ở bệnh viện địa phương, trình trạng bé gái trở nên nặng hơn. |